Trong quá trình mang thai, dây rốn có vai trò vô cùng quan trọng, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, giúp thai nhi được cung cấp các chất cần thiết từ mẹ.
Khi chào đời, dây rốn không còn vai trò đối với trẻ sơ sinh nữa, bởi vậy sẽ được các bác sĩ cắt đi, để lại một đoạn dây rốn dài khoảng 2-3 cm gắn liền với chân rốn của trẻ sơ sinh, phần này chính là cuống rốn.
Sau 7-15 ngày, cuống rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khô và rụng
Thông thường, cuống rốn sẽ cần 7-15 ngày để khô và tự rụng nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, không phải bậc làm cha mẹ nào cũng có kinh nghiệm trong việc vệ sinh cuống rốn ở trẻ sơ sinh.Việc nhiễm trùng cuống rốn rất dễ xảy ra, điều này có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, thậm chí có thể gây tử vong.
Cuống rốn ở trẻ sơ sinh là một vết thương hở, do đó cần phải được chăm sóc hết sức cẩn thận. Mẹ cần nắm được 3 nguyên tắc tối quan trọng sau đây trong vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh:
Cuống rốn nếu được giữ khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ thì chỉ sau 7-15 ngày sẽ tự khô và rụng. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể dao động tùy cơ địa của trẻ và tùy kích thước gốc rốn cũng như tình trạng cuống rốn ở mỗi trẻ sơ sinh.
Cuống rốn trẻ sơ sinh cần được để khô và rụng tự nhiên tránh nhiễm trùng cho trẻ
Mẹ không nên sốt ruột khi thấy con 2 tuần mà vẫn chưa rụng cuống rốn nếu trẻ không có tình trạng gì bất thường. Mẹ cũng tuyệt đối không được cố dứt đoạn cuống rốn của trẻ kể cả khi trông đoạn cuống rốn đã có vẻ teo, chuyển sang màu đen và chỉ còn dính 1 phần rất nhỏ với gốc rốn.
Việc dứt cuống rốn ở trẻ sơ sinh có thể gây chảy máu, không những gây đau đớn cho trẻ mà còn rất dễ bị nhiễm trùng rốn ở trẻ.
Để giữ sạch sẽ cuống rốn cho trẻ, mẹ cần vệ sinh hàng ngày cuống rốn và vùng da xung quanh cho con. Mẹ cần thay băng và lau cuống rốn cho trẻ mỗi ngày.
Các bước giúp mẹ vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh:
Vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách thật dễ dàng với 3 bước
Những sai lầm mẹ thường mắc phải:
Giữ cho cuống rốn của trẻ sơ sinh luôn khô thoáng sẽ giúp cho cuống rốn của trẻ nhanh khô và rụng hơn. Muốn vậy mẹ không nên để quần áo che lấy lên cuống rốn của trẻ cũng như khi sử dụng băng quấn rốn mẹ nên chọn loại mỏng, mềm và chỉ nên quấn một vòng vừa phải, không nên quá chặt.
Đặc biệt khi tắm mẹ không được để cuống rốn của trẻ bị ngập trong nước vì nước tắm của trẻ sau khi tắm đã không còn sạch nữa và việc để nước ngấm sâu vào trong cuống rốn sẽ khiến cuống rốn rất khó khô ráo.
Không đóng bỉm đè lên cuống rốn để giữ cho cuống rốn trẻ sơ sinh luôn khô thoáng
Một điểm nên các mẹ nên chú ý nữa đó là không đóng bỉm cho trẻ quá cao trùm lên cả cuống rốn. Vì như vậy thứ nhất sẽ khiến cuống rốn bị bí khó khô, thứ hai có thể sẽ xảy ra rình trạng nước tiểu của trẻ sẽ dính vào cuống rốn sẽ rất nguy hiểm.
Giai đoạn cuống rốn của trẻ sơ sinh đang khô và chuẩn bị rụng sẽ xuất hiện những biến đổi về hình thái bên ngoài khiến các mẹ vừa mừng vừa lo. Mừng vì đoán rằng cuống rốn của bé sắp rụng, lo vì không biết những thay đổi đó có bình thường hay không.
Về thời gian, như đã nói ở trên, thời gian để cuống rốn ở trẻ sơ sinh khô hoàn toàn và tự rụng trung bình sẽ giao động từ 7-15 ngày, tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo khi con mình mới chỉ có 5-6 ngày đã rụng cuống rốn hay có những trường hợp đến hết 2 tuần rồi mà cuống rốn của con vẫn chưa rụng. Sự khác biệt này có thể do tốc độ khô và kích thước của chân rốn. Nếu trẻ không có biểu hiện gì bất thường như sốt, khóc ré lên khi chạm vào vùng quanh rốn…thì các mẹ cũng đừng quá lo về tình trạng “lệch ngày rụng cuống rốn” của con nhé.
Cuống rốn trẻ sơ sinh có màu đen vẫn không có gì đáng ngại
Về hình thái, ban đầu mới sinh cuống rốn của trẻ tươi và có màu trắng bóng. Trong quá trình khô đi, màu sắc cuống rốn của trẻ sẽ biến đổi sang màu nâu, xám thậm chí có thể có màu đen. Về điều này thì mẹ đừng hốt hoảng nhé vì quá trình khô tự nhiên của cuống rốn vốn dĩ đã như vậy.
Những thay đổi trong ngưỡng cho phép như trên sẽ không khiến các mẹ phải lo ngại, tuy nhiên nếu cuống rốn của trẻ có những dấu hiệu sau thì mẹ lại nên nghĩ ngay đến khả năng cuống rốn của trẻ đã bị nhiễm trùng:
Khi nhận thấy trẻ có những tình trạng nói trên, điều cần thiết là hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được xử lí kịp thời và an toàn nhất, tránh nghe những kinh nghiệm thiếu khoa học của người này người kia mà sử dụng thuốc lá đắp cho trẻ để tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn ở trẻ.
Chỉ một “đoạn thịt thừa” tưởng chừng đơn giản vậy thôi mà cũng khiến các mẹ “đứng ngồi không yên” phải không nào. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh, tránh tình trạng nhiễm trùng đáng tiếc xảy ra.
Tin liên quan
Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...
Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...
Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...
Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc