Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ đặc biệt là trẻ từ 6-36 tháng tuổi, khi mà lượng kháng thể từ cơ thể mẹ truyền sang cơ thể con đã giảm đáng kể, trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, đây được coi là giai đoạn “ưa thích” cho các tác nhân gây bệnh bùng nổ.
Sốt phát ban ở trẻ có thể điều trị tại nhà mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ở cơ thể nhạy cảm như trẻ sơ sinh nếu một bệnh dù đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ trong 2 năm đầu đời
Sốt phát ban là một loại bệnh do virus gây ra, đa số là do virus gây bệnh đường hô hấp như virus sởi, virus gây bệnh rubella, adenovirus, enterovirus… trong đó virus sởi và virus gây bệnh rubella là 2 căn nguyên chính, biểu hiện bệnh do 2 chủng virus này gây ra khá giống nhau, đều gây phát ban trên da, để phân biệt người ta còn gọi bệnh sởi là ban đỏ, bệnh rubella là ban đào.
Chính vì căn nguyên chính do các virus lây lan qua đường hô hấp gây nên mà sốt phát ban bị mắc rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thậm chí một trẻ có thể mắc sốt phát ban nhiều lần do các chủng virus khác nhau. Đặc biệt ở những môi trường tập thể như nhà trẻ hay trẻ tiếp xúc với nhiều người ẵm bế mà nguy cơ trẻ bị mắc bệnh càng cao.
Sốt phát ban ở trẻ là bệnh gây ra bởi virus, phổ biến là virus gây bệnh qua đường hô hấp.
Sốt phát ban thường có thời gian ủ bệnh 1-2 tuần trước khi đi đến giai đoạn khởi phát bệnh với dấu hiệu đầu tiên là sốt, sau đó là phát ban. Đây là 2 triệu chứng điển hình của bệnh thường biểu hiện đầy đủ ở một trẻ bị sốt phát ban. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ lại chỉ có một trong 2 dấu hiệu sốt hoặc phát ban. Hi hữu có những trường hợp cả 2 biểu hiện đều diễn ra với mức độ rất nhẹ do đó mẹ cần phải quan sát và theo dõi kĩ các biểu hiện bất thường khác của con để phát hiện bệnh.
Đây là biểu hiện đầu tiên của trẻ sau khi bị nhiễm virus gây bệnh 1-2 tuần. Những cơn sốt thường diễn ra đột ngột, thường là sốt cao có thể lên đến 40oC, cơn sốt cao thường khó hạ mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.
Sốt cao đột ngột là dấu hiệu đầu tiên không thể bỏ qua ở trẻ.
Sốt cao thường kéo dài và mất đi sau 3-5 ngày.
Kèm theo sốt trẻ thường ho, đau họng, chảy nước mũi như người bị cảm cúm và có thể nổi hạch ở cổ.
Sau khi đã giảm sốt, ban đỏ thường xuất hiện ở tay, chân, bẹn, ngực thậm chí là khắp người của trẻ. Ban đỏ là những nốt chấm đỏ, kích thước nhỏ, cụ thể:
Ban do virus sởi (ban đỏ): ban xuất hiệu từ sau tai, lan dần ra mặt rồi xuống ngực bụng và toàn thần. Khi khỏi ban sẽ dần biến mất theo thức tự ngược lại. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sần, sờ được trên da, khi biến mất có thể để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”. Sởi là một bệnh khá nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn đặc biệt là phụ nữ có thai vì có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm ở trẻ như viêm phổi, viêm não hay nguy cơ dị tật thai nhi ở những bà mẹ mang thai 3 tháng đầu.
Cần phân biệt ban đỏ trong sốt phát ban và ban đỏ trong sốt xuất huyết để điều trị cho trẻ đúng cách.
Ban rubella (ban đào): ban xuất hiện đầu tiên ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, tồn tại khoảng 3 ngày. Ban rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi (nên được gọi là ban đào), người bệnh có thể kèm theo triệu chứng đau khớp. Virus gây bệnh rubella ít nguy hại hơn với trẻ em nhưng lại đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ có thai.
Lưu ý: triệu chứng sốt và phát ban trong bệnh sốt phát ban ở trẻ khá giống với triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, do đó cha mẹ cần biết cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết ở trẻ.
Ngoài 2 dấu hiệu điển hình là sốt và phát ban đỏ, trẻ thường xuyên có những triệu chứng khác như:
+ Trẻ quấy khóc, chán ăn, khó chịu.
+ Trẻ có triệu chứng như cảm cúm: hắt hơi, ho, chảy nước mũi.
+ Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ, chán ăn, bỏ bú.
+ Mắt lờ đờ, có thể sưng mí, hay buồn ngủ.
Không thể tự điều trị cho trẻ ở nhà mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu nặng của bệnh như sau:
+ Sốt cao kéo dài liên tục trên 7 ngày.
+ Phát ban không mờ đi sau 3 ngày.
+ Trẻ sốt cao kèm theo co giật.
+ Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: khóc không ra nước mắt, hốc mắt trũng xuống, không hay ít đổ mồ hôi…
Dấu hiệu đặc thù của sốt phát ban là trẻ thường bị sốt cao và kéo dài, do đó việc theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên là việc làm vô cùng cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt cao ở trẻ như co giật, hôn mê, bại não…
Trong suốt giai đoạn trẻ sốt, cha mẹ cần coi việc theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể trẻ là then chốt.
Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà cha mẹ sẽ có những cách xác định thân nhiệt của trẻ một cách chính xác khác nhau:
+ Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ ở hậu môn của trẻ vì đây là vị trí phản ánh nhiệt độ cơ thể một cách chính xác nhất. Nếu không thể đo nhiệt độ ở hậu môn, cha mẹ cũng có thể đo nhiệt độ ở nách cho trẻ.
+ Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, vị trí để đo nhiệt độ cho trẻ thường là nách, tai và trán, trường hợp này nhiệt kế điện tử vẫn được khuyên dùng do độ chính xác và độ an toàn cao.
+ Đối với trẻ 4-5 tuổi, lúc này trẻ đã có thể nhận thức được nên đã có thể ngậm nhiệt kế ở miệng đúng theo yêu cầu của cha mẹ, nên cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ ngậm đầu nhiệt kế vào miệng để đo được chính xác nhiệt độ cơ thể trẻ.
Kiểm soát nhiệt độ cơ thể trẻ chỉ là một trong những bước cha mẹ cần phải làm khi trẻ bị sốt phát ban, quan trọng hơn cha mẹ cần phải nắm vững được các nguyên tắc và những biện pháp điều trị sốt phát ban cho trẻ tại nhà.
Sốt phát ban là tình trạng hay gặp ở trẻ trong 2 năm đầu đời tuy có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà nhưng việc nhận biết đúng các dấu hiệu và tình trạng bệnh không phải cha mẹ nào cũng nắm vững. Cha mẹ hãy theo dõi những bài viết khác của trang để biết được những biện pháp điều trị đơn giản và hiệu quả nhất cho trẻ khi bị sốt phát ban nhé.
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc