7 mẹo cho trẻ bú đêm dễ dàng và hiệu quả

Lượt xem: 4544

Có nên cho trẻ bú đêm hay không?

Trên các diễn đàn, khi chia sẻ về vấn đề về việc có nên cho trẻ bú đêm hay không, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Người thì bảo nên cho trẻ bú đêm, có vậy mới đủ chất để cho con phát triển. Người thì lại cho rằng không nên, vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Có nên cho trẻ bú đêm không?

Có nên cho trẻ bú đêm không?

Các chuyên gia nói gì?

Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe cho bé thì đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc cho trẻ bú đêm là cần thiết. Do trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ thường ngủ nhiều cả ban ngày và ban đêm, do đó ban để giấc ngủ của trẻ thường không kéo dài, việc trẻ thức dậy mỗi 2-3 tiếng và đòi bú là chuyện bình thường. Do đó, việc mẹ cho trẻ bú vào ban đêm trong giai đoạn này là cần thiết để giúp trẻ mau chóng đi vào giấc ngủ đồng thời cũng cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ban ngày trẻ vui chơi nhiều, ngủ ít đi, đồng thời giai đoạn này mẹ đã cho con bắt đầu ăn dặm nên việc trẻ bị đói vào ban đêm và tỉnh giấc đòi bú ít xảy ra hơn, theo đó mà giấc ngủ ban đêm của trẻ có thể kéo dài từ tối đến sáng. Do vậy, việc cho trẻ bú vào ban đêm trong giai đoạn này cũng nên được mẹ từ bỏ dần.

Lưu ý cho mẹ khi cho trẻ bú vào ban đêm

Việc cho trẻ bú vào ban đêm mẹ không nên chú trọng về “đúng giờ” và “đủ lượng” mà thay vào đó mẹ chỉ nên cho trẻ bú theo nhu cầu của con. Điều quan trọng hơn mẹ cần làm trong khi cho trẻ bú đêm là làm sao để trẻ vẫn được bú mỗi khi tỉnh giấc nhưng vẫn có thể nhận thức được ban đêm và ban ngày. Việc này sẽ tạo tiền đề để trẻ trong giai đoạn sau có thể dần dần từ bỏ thói quen bú đêm mà ngủ một mạch đến sáng.

Xin mách mẹ những mẹo hay sau đây giúp cho những cữ bú vào ban đêm của trẻ được thoải mái hơn:

1. Tạo “môi trường ban đêm” cho trẻ

+ Không bật đèn: mẹ nên hạn chế việc bật đèn hay tăng cường ánh sáng trong phòng khi cho trẻ bú đêm, điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Thực tế, để tiện cho việc chăm sóc trẻ vào ban đêm, mẹ chỉ nên lựa chọn những loại đèn ngủ với cường độ ánh sáng yếu chuyên biệt dành cho phòng ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tạo môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng để trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm ngay cả trong khi bú.

Tạo môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng để trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm ngay cả trong khi bú.

+ Giữ không gian thật yên tĩnh: trước khi cho trẻ đi ngủ mẹ thường tắt hết các thiết bị âm thanh trong phòng, điều này đa số các mẹ đều làm được. Tuy nhiên, khi trẻ nửa đêm tỉnh giấc, mẹ lại vừa cho trẻ bú vừa trò chuyện với trẻ thì quả là một hành động sai lầm. Điều này sẽ khiến trẻ tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ trở lại.

2. Ngủ cùng phòng với trẻ

Cho trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ là thói quen có ở hầu hết các bậc cha mẹ có con nhỏ mới chào đời. Việc cho trẻ ngủ cùng phòng với cha mẹ cũng được Tổ chứ Y tế thế giới WHO khuyến nghị vì trẻ dưới 6 tháng tuổi cần có sự chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ 24/24 do tỉ lệ trẻ bị đột tử vào ban đêm ở giai đoạn này là không nhỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên các bậc cha mẹ để đảm bảo an toàn cho trẻ vào ban đêm, thay vì việc mẹ thường cho trẻ nằm giữa bố và mẹ trên giường thì mẹ nên cho trẻ nằm riêng trong nôi đặt trong phòng ngủ của bố mẹ.

3. Tôn trọng giấc ngủ của trẻ

Như đã nói, việc cho trẻ bú vào ban đêm mẹ không nên quá chú trọng về vấn đề “đúng giờ” và “đủ lượng”. Ban đêm, việc trẻ ngủ từ 2-3 tiếng lại tỉnh dậy bú mẹ là chuyện hết sức bình thường và khi đó nhiều trẻ chỉ cần ngậm ti mẹ bú một chút hay thậm chí là không bú đã có thể ngủ lại ngay. Hành động “đòi mẹ” vào ban đêm này chủ yếu là do trẻ thèm hơi mẹ.

Không chủ động đánh thức trẻ dậy để cho bú vào ban đêm.

Không chủ động đánh thức trẻ dậy để cho bú vào ban đêm.

Thực tế, lượng bú ban đêm của trẻ nhiều nhất chỉ chiếm 20% so với ban ngày. Do đó, dù mọi ngày trẻ có thường thức dậy và bú mẹ vào khung giờ nào đó nhưng đột nhiên hôm nay trẻ lại ngủ một mạch vượt quá khung giờ đó thì mẹ cũng không nên đánh thức trẻ dậy và cho trẻ bú để “kịp bữa”.

Mẹ cũng không phải lo về việc nếu trẻ không tỉnh dậy để bú đêm thì trẻ sẽ không đủ chất để phát triển, do một giấc ngủ của trẻ có kéo dài 5-6 tiếng thì cơ thể trẻ vẫn đủ chất dinh dưỡng để phát triển bình thường.

4. Đừng nhìn đồng hồ

Có thể mẹ đã đọc ở đâu đó có lời khuyên mẹ nên cho trẻ bú một bên vú sau 15 phút thì nên đổi sang bên còn lại. Tuy nhiên, mẹ không cần áp dụng máy móc lời khuyên này, đặc biệt là khi cho trẻ bú đêm.

Việc mẹ phải nhìn đồng hồ chằm chặp để đợi đủ 15 phút và chuyển bên cho con bú, điều này chỉ khiến mẹ thêm mệt mỏi vì mẹ đã phải tỉnh giấc giữa đêm để cho trẻ bú rồi. Thay vào đó mẹ hãy chọn cho mình tư thế cho trẻ bú thật thoải mái, có điểm tựa lưng thật vững chắc, thư giãn chờ bé bú xong đến hết sữa một bên rồi mới chuyển qua bên còn lại.

5. Đừng ngại sự giúp đỡ của ai đó

Chăm con là việc không hề đơn giản, thức khuya dậy sớm, tỉnh giấc giữa đêm là điều khó tránh khỏi. Do đó, mẹ đừng ngại ngần đặt vấn đề nhờ sự giúp đỡ của chồng hay người thân khi trẻ cần chăm sóc vào ban đêm, đặc biệt là trong trường hợp mẹ cần phải vắt sữa và cho trẻ uống trực tiếp hay trường hợp mẹ cần pha sữa công thức cho trẻ uống vào ban đêm.

Đừng ngần ngại san sẻ những nỗi vất vả khi chăm con với chính người chồng của bạn.

Đừng ngần ngại san sẻ những nỗi vất vả khi chăm con với chính người chồng của bạn.

Sự quan tâm, san sẻ của chồng và người thân cũng là động lực rất lớn giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.

6. Cho trẻ bú đúng tư thế

Mẹ đừng vì thấy ban đêm trẻ chỉ bú được lượng nhỏ mà cho trẻ bú với tư thế tùy tiện khác nhau mẹ nhé. Việc cho trẻ bú đúng tư thế vào ban đêm không những giúp sữa mẹ về nhiều mà còn giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ trở lại.

Mẹ cần đảm bảo trẻ ngậm đúng khấc, cần cho trẻ ngậm cả phần quầng vú như vậy sẽ tránh việc sữa không chảy ra được đồng thời sẽ kéo sữa về nhiều cho mẹ và con cũng sẽ hạn chế được việc nuốt phải nhiều không khí khi bú.

Mẹ nên bế trẻ bú với tư thế ngồi thoải mái, có chỗ dựa lưng vững chắc.

7. Cho trẻ ợ hơi sau khi bú

Mặc dù là bú về ban đên song mẹ vẫn nên bế vác trẻ trước ngực về phía trên vai vài phút trước khi đặt trẻ nằm ngủ trở lại để trẻ ợ hết hơi đã nuốt vào trong khi bú. Điều này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn và tránh việc đầy bụng, ợ hơi, nôn trớ sau khi bú.

Giải đáp một số thắc mắc của mẹ về việc cho trẻ bú đêm

1. Có nên cho pha sẵn sữa công thức để cho trẻ bú đêm hay không?

Nhiều mẹ do không đủ sữa cho trẻ bú nên phải cho trẻ bú sữa ngoài và để tiện cho việc ban đêm không cần phải lịch kịch pha sữa cho trẻ, nhiều mẹ đã pha sẵn bình sữa từ tối để đêm cho trẻ bú. Điều này tuyệt đối không nên do sữa sau khi pha chỉ nên dùng trong 1 tiếng, sau thời gian đó vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh do sữa là môi trường phát triển lí tưởng của chúng.

Không nên pha sẵn sữa cho trẻ để bú vào ban đêm.

Không nên pha sẵn sữa cho trẻ để bú vào ban đêm.

Do đó, khi trẻ cần bú vào ban đêm thì mẹ hãy chịu khó dậy pha sữa hoặc có thể nhờ người thân pha sữa ngay lúc đó cho trẻ để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ không bị vi khuẩn tấn công mẹ nhé..

2. Bú đêm giúp giảm nguy cơ đột tử cho trẻ trong 3 tháng đầu đời?

Đúng. Cơ chế chưa thực sự rõ ràng tuy nhiên nhiên nghiên cứu đã cho kết quả việc cho trẻ bú đêm có thể giảm thiểu tới 50% nguy cơ đột tử của trẻ vào ban đêm, đặc biệt là đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 1 tháng đầu.

3. Trẻ ngủ ngon hơn khi bú đêm đúng hay sai?

Đúng. Trong sữa mẹ có chứa thành phần acid amin Tryptophan, đây là một chất có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và chu trình của giấc ngủ đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển chức năng của não bộ trẻ. Nhờ vậy, việc cho trẻ bú vào ban đêm sẽ giúp não bộ trẻ phát triển và trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

Kết luận: Với những chia sẻ trên đây, mong rằng việc cho trẻ bú đêm không còn là nỗi vất vả của mẹ. Hãy theo dõi các bài viết khác trên trang để biết thêm những kinh nghiệm chăm trẻ thật hữu ích các mẹ nhé.

Tin liên quan

Dầu tắm cho bé Elemis “lợi hại” đến thế nào?

Dầu tắm cho bé Elemis “lợi hại” đến thế nào?

02/01/2021 | 14:14

  Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...

Sữa tắm chống cảm cho bé, loại nào hiệu quả nhất?

Sữa tắm chống cảm cho bé, loại nào hiệu quả nhất?

02/01/2021 | 14:12

Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...

Nước tắm Elemis có thật sự an toàn cho trẻ sơ sinh?

Nước tắm Elemis có thật sự an toàn cho trẻ sơ sinh?

27/12/2020 | 13:02

  Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...

SỮA TẮM ELEMIS GIÁ BAO NHIÊU? DÙNG CÓ TỐT KHÔNG?

SỮA TẮM ELEMIS GIÁ BAO NHIÊU? DÙNG CÓ TỐT KHÔNG?

23/12/2020 | 11:44

Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS

Hotline 1:0982.636.036

Hotline 2:0911.636.036

Video giới thiệu sản phẩm

VideoGiới thiệu sữa tắm thảo dược Elemis VideoÔng bố 8x tắm cho con chuẩn như y tá tại bệnh viện VideoKiêng cữ sau sinh đơn giản với sản phẩm xông tắm sau sinh Dao'spa mama VideoMẹ chọn sữa tắm cho bé – mát da ngăn ngừa rôm sảy

Đăng ký nhận tin

Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé

Tin nổi bật

Chất lượng, chính hãng 100%

Chất lượng, chính hãng 100%

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc