Chị Hoàng Thị H. lần đầu làm mẹ, công việc chăm sóc con nhỏ đối với chị còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Bé Tâm con chị nay đã được hơn 3 tuổi, bé ngoan và hiếu động, rất thích nô đùa với bạn bè ở nhà trẻ. 2 ngày hôm nay, chị H. thấy con có biểu hiện sốt, miệng đau, có xuất hiện các nốt đỏ trong miệng làm bé quấy khóc bỏ ăn. Hỏi thăm nhiều người thì người đoán cháu bị chân tay miệng, người lại bảo chắc cháu bị nóng trong trên bị lở loét miệng, người thì bảo đưa cháu đi bệnh viện, người lại bảo cứ cho cháu ở nhà, mấy ngày sau cháu sẽ tự khỏi. Ngày thứ 3, thấy bệnh tình của con không khả quan hơn mà thậm chí các nốt đỏ mọng nước còn lan cả xuống tay chân, chị H. lo lắng, quyết định đưa bé đến bệnh viện hỏi ý kiến bác sĩ.
Những mụn nước đỏ của bệnh chân tay miệng lan dần từ miệng xuống tay và chân trẻ.
Chị H.: Thưa bác sĩ, con em bị như vậy có phải là bị bệnh tay chân miệng hay bị bệnh gì ạ? Ở nhà trẻ cháu đang theo học cũng có 1 bạn có dấu hiệu giống như cháu, liệu đây có phải là một bệnh dịch không ạ, em lo lắng quá.
Bác sĩ: Theo dấu hiệu ban đầu của cháu như vậy thì khả năng rất cao là bé đã bị bệnh chân tay miệng. Còn để chẩn đoán chắc chắn, cháu sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm khác.
Chân tay miệng là một bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra và lây bệnh qua đường tiêu hóa. Bé có đi nhà trẻ nên khả năng cao là đã bị lây từ các bạn cũng đang mắc bệnh. Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người qua đường nước bọt, qua dịch trong các mụn nước trên da trẻ, qua phân và qua các vật dụng đồ chơi chung của trẻ. Tốc độ lây lan bệnh rất nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch, thông thường dịch bệnh thường bùng phát cao vào 2 đợt trong năm, đợt 1 từ tháng 3-5, đợt 2 từ tháng 9-12.
Chân tay miệng là bệnh do virus gây ra và rất dễ lây lan thành dịch.
Chị H.: Vậy bác sĩ cho em hỏi dấu hiệu đầy đủ của bệnh chân tay miệng là như thế nào ạ?
Bác sĩ: Dấu hiệu của bệnh rất điển hình em ạ. Thời kì khởi phát, trẻ sẽ bị sốt, có thể chỉ là sốt nhẹ, và cũng có thể kèm theo một vài dấu hiệu như cảm cúm vì đều là bệnh gây ra bởi virus. Hiện tượng trẻ bị đau rát miệng và xuất hiện nhiều nốt nhỏ màu đỏ có chứa dịch bên trong miệng cũng xuất hiện rất sớm, các nốt này vỡ ra sẽ tạo vết loét trong miệng gây đau rát khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc.
Thời kì toàn phát, các nốt chứa dịch lan xuống lòng bàn tay, bàn chân, bẹn và có thể ở cả cơ quan sinh dục ngoài của trẻ. Các nốt ở tay chân không gây đau rát như ở miệng như lại dễ vỡ khi cọ xát và là nguồn lây lan bệnh rất nhanh cho mọi người.
Chị H.: Bệnh này có nguy hiểm lắm không thưa bác sĩ?
Bác sĩ: Bệnh thực chất không quá nguy hiểm, nhưng hiện tại sẽ gây nhiều khó chịu cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy đau rát miệng khó ăn uống nên đòi hỏi mẹ phải chăm sóc dỗ dành trẻ thật khéo.
Tuy nhiên, cũng không được chủ quan vì với những diễn biến nặng bệnh rất có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi cho trẻ. Do đó, bệnh cũng không thể coi thường được đâu em nhé.
Chân tay miệng có thể để lại những biến chứng nặng ở trẻ như viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi…
Chị H.: Ôi thế thì may quá em vẫn còn sáng suốt khi đến gặp bác sĩ, chứ nhiều người ở nhà cứ bảo em bệnh này cứ chăm sóc ở nhà là tự khỏi.
Bác sĩ: Thực tế thì khi bệnh chỉ có những biểu hiện thông thường thì em có thể để trẻ ở nhà và tự chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên và tránh lây lan bệnh cho người khác. Thông thường biểu hiện của bệnh sẽ kéo dài khoảng 7-10 ngày sau đó khi virus đã được loại bỏ hết ra khỏi cơ thể thì bệnh sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có biểu hiện nặng như: trẻ quấy khóc nhiều, ngủ li bì, khó thở, giật cơ thì nhất định phải nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để theo dõi diễn biến bệnh và chăm sóc để tránh các biến chứng.
Chị H.: Ra là thế, vậy cháu bị như vậy có cần dùng thuốc gì không thưa bác sĩ? Hàng xóm nhà em có mách nước cho em bôi nước lá trầu, đắp lá cho cháu sẽ khỏi nhanh lắm nhưng em bán tín bán nghi. Vậy giờ em phải làm sao thưa bác sĩ?
Bác sĩ: Về điều trị cho cháu thì thứ nhất, em nhất định không được bôi hay đắp bất cứ loại thuốc không rõ nguồn gốc nào lên các nốt nổi trên da cháu, như vậy vừa có nguy cơ dị ứng, ngộ độc thuốc làm bệnh nặng thêm, vừa có khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh của cháu.
Không tự ý bôi những thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị chân tay miệng cho trẻ.
Về điều trị cho cháu thì hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu sẽ là điều trị triệu chứng. Nếu cháu đau quá có thể cho cháu dùng thuốc giảm đau, hay những thuốc dạng bôi có nguồn gốc thiên nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn bội nhiễm khi các mụn nước trên da cháu bị vỡ ra cũng được khuyến khích dùng. Nếu cháu sốt cao trên 38,5oC, em có thể cho cháu dùng thuốc hạ sốt, trong trường hợp cháu còn bé như vậy thì nên dùng Paracetamol để hạ sốt sẽ an toàn hơn các thuốc hạ sốt khác.
Cốt yếu nhất trong chăm sóc và điều trị cho trẻ bị chân tay miệng là phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ cho cháu, vừa để tránh tình trạng nhiễm khuẩn bội nhiễm da cho cháu, vừa để tránh lây lan bệnh cho người nhà.
Chị H.: Dạ vâng em đã rõ rồi thưa bác sĩ. Em có một thắc mắc cuối cùng nữa là bệnh của cháu có thể bị nhiễm lại lần nữa hay không và em nên phòng tránh bệnh cho cháu như thế nào ạ?
Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên là việc làm thiết yếu giúp trẻ phòng tránh bệnh chân tay miệng.
Bác sĩ: Bệnh chân tay miệng hoàn toàn có thể bị nhiễm lại. Do đó, em vẫn phải luôn phòng bệnh cho bé nhé.
Phòng bệnh thì hiện nay chưa có vaccin đặc hiệu phòng bệnh chân tay miệng nên cách phòng bệnh duy nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ. Đầu tiên là vệ sinh sạch sẽ không gian sống và nhà trẻ. Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho trẻ. Giặt rũ chăn màn, vệ sinh đồ chơi của bé. Và đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh.
Chị H.: Em rất cảm ơn bác sĩ về những lời khuyên ngày hôm nay ạ!
Kết luận: Sau cuộc trao đổi của chị H. và bác sĩ, chắc hẳn ba mẹ đã có những kiến thức cụ thể về bệnh chân tay miệng ở trẻ phải không nào. Mong rằng sau bài viết mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc con thật tốt các mẹ nhé.
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc