Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu đúng về căn bệnh này sẽ giúp mẹ nhanh chóng “đuổi sạch” lác sữa trên mặt bé. Cùng đi tìm hiểu mẹ nhé!
Lác sữa hay còn được gọi là bệnh chàm sữa, rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Em bé bị lác sữa sẽ xuất hiện các mảng hồng ban ở mặt, xen lẫn các mụn nước nhỏ li ti, sau đó các mụn nước sẽ vỡ ra, chảy nước rồi đóng vảy. Bé bị lác sữa ở mặt sẽ rất ngứa ngáy, khó chịu, có thể bé sẽ trở nên cáu gắt và thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không yên giấc.
Các nguyên nhân gây ra bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng rất đa dạng và thường rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến bệnh lác sữa:
- Các bé bị lác sữa thường có bố mẹ có cơ địa dị ứng, đã từng mắc các bệnh như hắc lào, chàm sữa, hen suyễn… Và nhiều nghiên cứu cho rằng kiểu gen có thể là một nguyên nhân gây lác sữa ở trẻ nhỏ.
- Những tác nhân gây kích thích hệ miễn dịch của trẻ từ môi trường như quần áo, tã bỉm thô ráp, xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa hay phấn hoa, lông thú… đều có thể là nguyên nhân khiến em bé bị lác sữa.
- Nhóm thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu phộng, hải sản… sẽ rất dễ khiến bé bị dị ứng và nổi lác sữa trên mặt.
- Tránh cho bé ăn những thực phẩm có thể khiến bé bị lác sữa ở mặt như trứng, lạc, sữa bò, hải sản…
- Không cho bé tiếp xúc với lông chó, mèo hay phấn hoa vì sẽ khiến tình trạng lác sữa của bé trở nên trầm trọng hơn.
- Không tắm nước quá nóng cho bé, nhiệt độ nước chỉ dao động trong khoảng từ 35 - 36 độ C vì nước nóng sẽ khiến da bé bị kích thích, làm khô da và cản trở quá trình điều trị lác sữa.
- Hãy chọn cho bé quần áo chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, thoáng khí… chọn tã bỉm mềm mại, vừa vặn và không chứa hương liệu.
- Tránh cho bé tiếp xúc với các dung môi, các sản phẩm tẩy rửa có kiềm như xà phòng, sữa tắm hóa dược…
Chăm sóc tại chỗ cho vết lác sữa là khâu rất quan trọng trong điều trị lác sữa cho bé. Khi không được chăm sóc kỹ càng, vết lác sữa sẽ bị nhiễm khuẩn, nấm, vi rút dẫn đến nhiễm trùng, bệnh sẽ càng khó chữa. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho vùng da bị lác sữa mẹ nên lưu ý và đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Dưỡng ẩm cho vùng da bị lác sữa:
Khi bé bị lác sữa ở mặt, điều đầu tiên mẹ cần làm là dưỡng ẩm và làm mềm vùng da đó. Đây là cách hỗ trợ làm giảm ngứa và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Mẹ sử dụng dạng cream sẽ giúp hiệu quả dưỡng ẩm cao hơn dạng lotion. Mỗi ngày mẹ thoa kem dưỡng ẩm cho bé từ 2 - 3 lần sau khi rửa mặt để đạt được hiệu quả dưỡng ẩm tối ưu.
Kháng khuẩn, chống viêm
Một điều quan trọng không kém khi điều trị chàm sữa chính là chống nhiễm khuẩn cho da, giảm ngứa cho bé. Tình trạng nhiễm virus, nhiễm nấm cũng là những tình trạng hay gặp trên vùng da bị lác sữa.
Vì da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh, dễ bị kích ứng nên đòi hỏi cần một loại dung dịch vừa giúp nhanh chóng giảm triệu chứng của bệnh, vừa an toàn trên cả làn da các bé nhạy cảm nhất. Sử dụng Nước tắm thảo dược Elemis để diệt khuẩn, chống viêm, kháng nấm bằng cách tắm rửa và vệ sinh vùng da bị lác sữa hàng ngày. Chỉ sau từ 3 - 5 , các vết lác sữa sẽ mờ đi rất nhanh và chỉ cần từ 10 - 15 ngày là điều trị dứt điểm bệnh lác sữa nặng.
Về chế độ ăn uống:
- Khi bé bị lác sữa , mẹ nên giúp con tránh xa các loại chế phẩm từ sữa, trừ sữa mẹ ra, bởi hàm lượng protein cao trong sữa có thể khiến bệnh của bé trở nên nặng nề hơn.
- Các loại hải sản như tôm, ốc, cua thì bé cũng nên “kiêng” trong giai đoạn này.
- Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vào thực đơn của bé các loại dầu tự nhiên như dầu cá, dầu gấc, các thực phẩm giàu vitamin và kẽm để tăng sức đề kháng cho con như đậu hà lan, yến mạch, cam, quýt, bơ.
Về chế độ sinh hoạt:
- Tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như bụi bẩn, lông chó mèo, phấn hoa và các loại xà phòng nhiều kiềm.
- Giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, tránh stress vì đây cũng là yếu tố khiến bệnh dai dẳng và khó điều trị hơn.
- Tắm nước ấm cho trẻ, chỉ khoảng từ 35 - 36 độ C, không tắm nước quá nóng hay tắm quá lâu cho bé vì sẽ khiến da bé bị khô hơn. Nhớ dưỡng ẩm ít nhất cho bé hai lần một ngày để kiểm soát lác sữa tốt nhất.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về vấn đề bé bị lác sữa. Nếu mẹ còn câu hỏi cần thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi và hotline 0982.636.036 / 0911.636.036 để được giải đáp.
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
1. Chàm sữa (lác sữa) là gì? Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema,… thường sẽ xuất hiện...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc