Chọn thời điểm thích hợp cho con tập bú bình là điều vô cùng quan trọng. Nếu lựa chọn sai thời điểm có thể khiến việc chăm con của các mẹ gặp những rắc rối không đáng có.
Có nhiều mẹ cho con tập bú bình ngay từ những tuần đầu sau sinh. Thậm chí có những mẹ cho con bú bình ngay từ khi mới sinh ra mà không lường trước được việc, bé làm quen sớm với ti bình, dễ gây ra chán và bỏ ti mẹ. Từ đấy, có thể khiến mẹ tắc sữa, rồi mất sữa. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ sớm phải kết thúc. Lời khuyên của các chuyên gia là nên cho bé bú mẹ ngay từ khi mới sinh ra. Trong trường hợp sữa chưa về hay con phải cách li thì cũng nên cho bé uống sữa bằng thìa, cốc chuyên dụng chứ không nên cho trẻ bú bình. Tốt nhất là không nên cho trẻ ti bình trong vòng 6 tuần sau khi sinh.
Chọn thời điểm thích hợp để tập cho con ti bình là việc quan trọng.
Thời gian thích hợp nhất cho bé tập ti bình là khoảng 4-5 tháng sau khi sinh. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ chuẩn bị đi làm trở lại. Tập cho bé bú bình trong khoảng thời gian này sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc mẹ để cận kề đến ngày đi làm mới vật lộn ép con bú bình.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc con không chịu bú bình, cứ nhìn thấy bình sữa là khóc toáng lên. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất có lẽ là do mẹ chọn đầu ti chưa phù hợp. Bé đã quen với núm vú của mẹ, rất mềm mại và dễ chịu nên khi chuyển sang ti bình sẽ thấy núm của bình rất cứng, thậm chí còn có mùi khó chịu nếu mẹ chọn bình có núm bằng cao su. Mẹ nên chọn bình có núm vú càng mềm càng tốt, tốt nhất là nên chọn loại bằng Silicon, trong suốt, không màu và không mùi. Mẹ cũng nên làm ấm núm vú trước khi cho con làm quen. Điều đó giúp núm vú có cảm giác như núm ti thật của mẹ.
Mẹ nên chọn bình có núm vú giống như đầu ti của mẹ.
Sai lầm tiếp theo mà nhiều mẹ mắc phải là cho con tập bú bình bằng sữa công thức hay sữa ngoài. Trong cùng một lúc, bé phải đối phó với cả 2 sự thay đổi đột ngột, đó là ti mẹ và sữa mẹ. Bé thấy sữa có mùi vị lạ, chắc chắn sẽ không uống, cộng thêm với việc ti bằng bình nữa thì chuyện bé đẩy bình ra và kêu khóc không có gì là khó hiểu. Mẹ nên vắt sữa ra, hâm nóng và cho vào bình để bé tập bú, như vậy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho cả mẹ và con.
Khi thực sự đói, bản năng sẽ khiến bé chẳng còn thời gian mà “kén cá, chọn canh”, bé sẽ gần như ngay lập tức chấp nhận ti bình cho dù ban đầu có thấy hơi khác lạ.
Dạy bé cách ti bình đôi khi là cuộc chiến về sự kiên nhẫn, bền bỉ giữa 2 mẹ con. Mẹ cần phải thật cứng rắn thì mới có thể thành công. Tốt nhất là mẹ nên dành trọn 1 ngày để dạy con ti bình, nếu con không chịu ti sữa từ bình thì tuyệt đối không cho con bú hoặc cung cấp cho con một loại thực phẩm nào khác. Dù bé có quấy khóc thì mẹ cũng không được khuất phục. Nhiều mẹ thương con, thấy con khóc thét lên khi bị bắt ti bình thì lập tức ôm con, cho con bú mẹ. Như vậy sẽ hình thành phản xạ cho trẻ, hễ cứ thấy bình sữa thì khóc thật to để được mẹ “cứu trợ” ngay lập tức.
Và mẹ hãy cứ yên tâm là, bản năng của con trẻ không bao giờ để chúng chết đói. Bé chắc chắn sẽ chịu ti bình khi quá đói hoặc khát nước.
Mẹ cần phải kiên nhẫn khi tập cho con bú bình.
Mẹo 3: Đừng bao giờ ép buộc con.
Mẹ nên nhỏ 1-2 giọt sữa từ bình vào môi con để con biết mình sắp được uống sữa. Sau đó mẹ đưa bình sữa lại gần miệng con, chạm vào môi con để xem phản ứng của bé ra sao. Nếu bé chịu hé môi thì mẹ hãy đưa núm vú vào, còn nếu bé đẩy ra hay kêu khóc thì mẹ phải giữ thái độ bình thản, không dỗ dành trẻ. Và mẹ cũng không ép buộc, dễ khiến cho trẻ sợ hãi bình sữa. Lúc này, mẹ nên để bình sữa ra xa, khoảng 15-20 phút sau thì thử lại cho đến khi con chịu ti bình thì thôi.
Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, người mẹ không nên ở gần bé khi bé tập bú bình. Hãy để cho bố hoặc những người thân khác trong gia đình làm việc này. Mẹ đứng gần chỉ khiến bé đòi mẹ và từ chối bình sữa ngay lập tức.
Mẹ có thể cho con chơi với bình sữa không trước khi tập cho con bú bình. Bé luôn tò mà và muốn khám phá thế giới xung quanh, khi nhìn thấy một vật mới lạ như bình sữa chắc chắn sẽ nghịch và tìm hiểu. Con cũng có thể tự biết ngậm núm vú ngay trong lúc chơi với bình cũng nên!
Chọn một tư thế phù hợp sẽ giúp trẻ bú bình dễ dàng hơn, hạn chế trường hợp trẻ bị sặc, bị ngạt khi ti sữa. Mẹ có thể cho con nằm trên gối cao một chút (đặt cả lưng con lên gối) hoặc bế trên tay. Luôn giữ cho bé nằm ngửa, đầu của bé được nâng lên cao. Tư thế này giúp bé nuốt và thở trong khi chiều của trọng lực giúp mang sữa xuống dạ dày.
Mẹ cần cho bé bú bình ở đúng tư thế.
Bình sữa phải được mẹ đặt chính xác. Mẹ giữ sao cho bình sữa nghiêng vừa phải, bình sữa và bé tạo thành một góc 450. Bé phải ngậm trọn toàn bộ núm vú, không cho khí thừa lọt vào. Tránh trường hợp mẹ nhồi nhét bé uống, gây ra tình trạng trớ và sặc, rất có thể sẽ làm cho con bị viêm tai giữa.
Đối với những trẻ đã có thể tự ngồi và cầm bình sữa thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Mẹ hãy áp dụng thật chuẩn các mẹo trên đây và tránh mắc phải các sai lầm nhé! Con có thể biết bú bình ngay sau 2 tuần hoặc thậm chí là nhanh hơn nữa đấy.
Tin liên quan
1. Tư thế chiến binh ( Virabhadrasana) Tư thế chiến binh Tư thế này trông rất đơn giản phải không các mẹ? Thế nhưng nó sẽ giúp ngực tăng độ đàn...
1. Tác dụng thần kì của Yoga đối với cơ thể của phụ nữ sau sinh. Yoga là một phương pháp luyện tập lâu đời có nguồn gốc từ Ấn Độ....
1. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm tuyến vú? Viêm tuyến vú (hay còn gọi là viêm tuyến sữa) là bệnh hình thành do viêm...
1. Tư thế lạc đà (Camel Pose) Tư thế lạc đà. Đây là động tác cơ bản đầu tiên đối với những mẹ sau sinh lần đầu tập...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc