Rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp là vô cùng cần thiết cho trẻ để tạo lập một cuộc sống khoa học và tự lập. Tuy nhiên, khi còn nhỏ trẻ không thể tự mình ý thức được việc giữ đồ đạc một cách gọn gàng ngăn nắp. Chính vì vậy các ông bố bà mẹ sẽ là người hướng dẫn, chỉ dạy cho con hình thành thói quen này.
Thông thường, mỗi khi nhắc đến ngăn nắp mọi người thường liên tưởng đến cụm từ khoa học và tự lập. Không những thế một khi thói quen này được thiết lập, nó sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời sau này. Thói quen ngăn nắp là vô cùng cần thiết cho trẻ để tạo lập một cuộc sống khoa học và tự lập. Khi đồ vật ở đúng vị trí nó sẽ chiếm ít không gian nhất và giúp con bạn mất ít thời gian nhất để tìm kiếm.
Tính cách con người được hình thành thông qua những thói quen nhỏ, mà gọn gàng ngăn nắp thì chẳng phải là một thói quen nhỏ tý nào! Thông qua việc giúp bé rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp, là mẹ cũng góp phần xây dựng lên một tính cách tốt đẹp cho con rồi!
Không những thế, đã có những cuộc khảo sát chứng minh rằng, một không gian gọn gàng ngăn nắp có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của bạn. Khi nhìn thấy một căn phòng được sắp xếp ngăn nắp và thoáng mát, bạn sẽ thấy vui vẻ hơn, xua tan những căng thẳng, mệt nhọc. Trước hết là bạn được hưởng lợi từ điều này và mai sau sẽ chính là bé.
Có thể thấy thói quen gọn gàng ngăn nắp ảnh hưởng không hề nhỏ đến bé phải không nào!
Rèn luyện thói quen ngăn nắp cũng là rèn luyện một lối sống khoa học, tự lập.
Giúp bé hình thành thói quen gọn gàng ngăn nắp ngay từ khi còn nhỏ
Khi trẻ bắt đầu nhận thức về những đồ vật xung quanh, nhận biết hành vi của mình thì cha mẹ nên dạy trẻ hình thành thói quen ngăn nắp luôn. Thông thường, trước 3 tuổi trẻ rất hay chú ý tới những hành động, việc làm của cha mẹ và những người xung quanh và bắt trước theo. Vì vậy, bận nên khuyến khích trẻ bắt chước theo những hành vi tốt nhưng không nên ép buộc, gây áp lực cho bé. Khi trẻ đã lớn hơn, hãy giải thích cho bé hiểu những lợi ích của việc sống gọn gàng ngăn nắp.
Cha mẹ là người có ảnh hưởng to lớn nhất đến hành vi cũng như thói quen của trẻ. Bởi vì, trong những năm tháng đầu đời, trẻ ít có các mối quan hệ mà chủ yếu là tiếp xúc với bố, mẹ và những ngưới thân. Và do sợi dây gắn kết tình cảm mà có thể nói những “thần tượng” đầu tiên của trẻ chính là bố, mẹ. Như đã nói, trẻ rất có xu hướng bắt chước những hành vi của bố, mẹ mình. Chính vì vậy, bạn không thể trông đợi trẻ sẽ ngăn nắp gọn gàng trong khi chính bạn lại bừa bãi, lộn xộn.
Cha mẹ hãy luôn gọn gàng ngăn nắp để làm gương cho trẻ. Trẻ nhỏ rất đơn thuần, nếu lời nói và hành động của bạn không thống nhất trẻ sẽ dẫn đến nghi ngờ, không tin tưởng, do đó mà rất khó làm trẻ nghe lời mình. Cùng nhau dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc cũng là một cách hiệu quả để mẹ giúp con hình thành thói quen ngăn nắp nhé. Việc hình thành thói quen là một việc phải làm trong lâu dài nên việc thường xuyên động viên, nhắc nhở, kiên trì giải thích là vô cùng cần thiết.
Muốn trẻ ngăn nắp gọn gằng thì trước hết bố mẹ cũng phải ngăn nắp gọn gàng!
Trẻ còn nhỏ không thể tự ý thức được như thế nào là gọn gàng ngăn nắp mà thường có xu hướng bày biện các đồ vật khắp nhà và coi đó như là một chiến tích vậy. Chính vì thế, thay vì chỉ nói con hãy dọn dẹp đồ chơi đi, con hãy làm sạch phòng hoặc góc riêng của con đi mà trẻ rất khó hình dung thì cha mẹ nên hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ bé cần làm và cách làm. Đây vừa là cách mẹ hướng dẫn cách làm cho bé, yêu cầu công việc, vừa là xây dựng ý thức trách nhiệm với mỗi việc bé làm, lại giúp mẹ theo dõi được kết quả, sự thành công của con.
Một cách hiệu quả để thực hiện việc này là treo biểu đồ những việc cần dọn dẹp lên trên cửa phòng của con. Khi mỗi việc được hoàn thành sẽ được con tự đánh dấu lại cũng như những việc chưa được hoàn thành. Để tăng thêm hứng thú cho trẻ, mẹ có thể đề ra chính sách thưởng phạt như là dẫn đi chơi, mua một đồ ăn yêu thích cho trẻ khi trẻ hoàn thành hay như cắt giảm thời gian chơi với một đồ chơi yêu thích của bé hay không được dẫn đi chơi… khi trẻ chểnh mảng, quên mất nhiệm vụ.
Khi bé được tự tay trang trí, sắp xếp không gian riêng của mình thì bé cũng tự coi đó là một phần trách nhiệm của mình mà trông coi, giữ gìn. Nhiều khi mẹ không cần nhắc nhở bé vẫn tự dọn dẹp, giữ ngăn nắp. Tuy nhiên, bé còn rất nhỏ nên vẫn cần bố mẹ bên cạnh hướng dẫn, vì vậy mẹ vẫn nên ở cạnh bé âm thầm hỗ trợ. Nếu không thì với quả óc sáng tạo to đùng của mình, bạn sẽ không biết bé trang trí phòng mình ra kiểu “độc đáo” nào đâu!
Trao trách nhiệm dọn dẹp cho trẻ khi để trẻ làm chủ không gian riêng của mình.
Trẻ nhỏ tuy rất ham học hỏi nhưng cũng rất nhanh từ bỏ nếu bé cảm thấy việc đó trở nên nhàm chán, vô vị. Mà việc dọn dẹp đơn thuần thì vô cùng cứng nhắc! Thay vì dọn dẹp đơn thuần, mẹ có thể lồng ghép những hoạt động, trò chơi nho nhỏ như là trò đếm khi gấp quần áo, bảo vệ “những người bạn nhỏ” khi thu dọn đồ chơi… hay âm nhạc cũng là một cách hiệu quả để khơi dậy niềm hứng thú với trẻ.
Một trong những nguyên nhân khiên phòng bé luôn lộn xộn đó là… vì không thể gọn gàng được hơn! Việc có quá nhiều đồ chơi, sách vở, quần áo… trong phòng khiến căn phòng trở nên cực lộn xộn và ảnh hưởng ảnh tới hứng thú dọn dẹp của trẻ. Vì chẳng có trẻ nào lại yêu thích dọn dẹp cả “núi” đồ vật cả!
Việc mẹ cần làm là luôn giữ đồ chơi, áo quần của bé ở một con số vừa phải. Mẹ cũng có thể áp dụng quy tắc “1 đổi 1”: khi có một món đồ mới, trẻ phải lựa chọn đem 1 món đồ cũ đi cho. Điều này vừa dạy bé bài học quan trọng trong việc nhận quyền lợi. Bé sẽ phải suy nghĩ 2 lần trước khi yêu cầu một đồ vật mới khi biết đồng thời mình phải chia tay với một đồ vật cũ, vừa dạy bé biết chia sẻ đồ vật với những bạn khó khăn hơn.
Chẳng đứa trẻ nào ưa thích dọn dẹp cả một ‘núi” đồ vật.
Một trong những bí quyết làm trẻ thật yêu thích công việc dọn dẹp và duy trì nó như một thói quen là đến từ những lời khen của cha mẹ. Một lời khen có lợi ích vô cùng to lớn, nó như một sự khuyến khích trẻ tiếp tục thói quen của mình. Hãy thường xuyên dành cho trẻ những lời khen đúng lúc khi trẻ làm đúng, khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời cũng cần nghiêm túc nhận xét, giảng giải khi trẻ là không tốt. Tuy nhiên mẹ lại không nên gắt gỏng, quát tháo trẻ mội khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ hay khi nhìn thấy căn phòng của trẻ lộn xộn. Điều này ảnh hưởng tới sự tự tin của trẻ rất nhiều.
Cũng cần giám sát trẻ mỗi ngày để đảm bảo rằng trẻ thực hiện đúng và tốt. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành trách nhiệm độc lập đối với mọi thứ liên quan đến mình. Cuối cùng là cung cấp thông tin phản hồi tích cực khi phòng của trẻ luôn gọn gàng: "1 tuần nay, phòng của con vẫn gọn gàng. Bố mẹ tự hào vì con đã làm việc chăm chỉ để giữ cho căn phòng của mình được như vậy!".
Một thói quen không thể hình thành chỉ trong một ngày, để bé rèn luyện được thói quen gọn gàng ngăn nắp thì bố mẹ cần phải luôn bên con, kiên trì hướng dẫn và động viên con thật nhiều.
Tin liên quan
Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...
Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...
Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...
Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc