Dấu hiệu chung cho thấy trẻ đã bị côn trùng cắn là hiện tượng sưng tấy, đỏ, ngứa. Vết thương do côn trùng cắn nhẹ có thể tự hết trong vòng vài giờ đến vài ngày, nặng thì có thể dẫn đến những triệu chứng toàn thân như: sốt, phát ban toàn thân, thậm chí là sốc phản vệ.
Tùy vào loại côn trùng và cơ địa của từng trẻ mà dấu hiệu tổn thương trên da do côn trùng cắn cũng khác nhau. Sau đây là cách nhận biết một số vết đốt của những loài côn trùng điển hình hay gặp:
Mỗi loại côn trùng khi đốt hoặc cắn sẽ để lại trên da trẻ những dấu hiệu khác nhau, mẹ cần phân biệt được để xử lí đúng cách cho trẻ.
Ong nói chung không tấn công và không tìm người để đốt, tuy nhiên, nếu không may trẻ bị ong bay vào người hay do nghịch mà tấn công chúng trước thì chúng sẽ “đốt” trả lại ngay.
Khi ong đốt, chúng tiêm nọc độc qua ngòi vào da của trẻ. Ong đốt có thể chia làm 2 loại, 1 loại khi đốt không để lại ngòi và túi lọc trong da trẻ, loại này có thể đốt trẻ nhiều lần ở nhiều vị trí trên cơ thể; loại thứ 2 là ong có ngòi và đầu móc, khi đốt chúng để lại ngòi và túi nọc trong da trẻ.
Dấu hiệu của ong đốt là trên da xuất hiện vết thương màu đỏ bao bởi một vết sưng tấy màu nhạt hơn hình vành khăn, có thể gây đỏ và phát ban da xung quanh. Trẻ bị ong đốt sẽ cảm thấy đau và buốt tại khu vực vết đốt.
Ong đốt để lại vết màu đỏ bao bởi một vết sưng tấy màu nhạt hơn hình vành khăn, có thể gây đỏ và phát ban da xung quanh.
Xử trí cho trẻ khi bị ong đốt:
+ Nếu ngòi vẫn còn trên da thì mẹ hãy nhanh chóng và nhẹ nhàng lấy ngòi ra khỏi da trẻ. Lưu ý: cố gắng không bóp vết đốt vì điều này có thể làm túi nọc vỡ ra giải phóng nhiều chất gây dị ứng vào cơ thể trẻ làm tăng phản ứng dị ứng rất nguy hiểm. Loại bỏ túi nọc càng sớm càng tốt (trong khoảng 2-3 phút sau khi bị ong đốt) để ngăn ngừa nọc làm tăng phản ứng dị ứng.
+ Tháo vòng tay, vòng chân cho trẻ để tránh chèn ép mạch máu khi có phù nề.
+ Tuyệt đối không để cho trẻ gãi vết thương, đặc biệt khi chưa lấy ngòi và túi lọc ra khỏi da trẻ để tránh tình trạng vỡ túi nọc và tổn thương vùng da xung quanh.
+ Trung hòa nọc độc ở vết thương bằng giấm hoặc thuốc muối hay trong dân gian có thể sử dụng vôi đã tôi để ăn trầu bôi lên vết đốt để giảm đau chô trẻ.
+ Theo dõi thường xuyên tình trạng dị ứng của trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng nặng như sốt, nôn ói, tim đập nhanh, mạch yếu, khó thở… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Muỗi không có nọc độc như ong nên vết đốt thường không gây phản ứng dị ứng nhiều như vết đốt của ong. Tuy nhiên, nhiều loài muỗi thông qua việc đốt người mà truyền tác nhân gây bệnh sang cho người như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét…
Vết muỗi đốt cũng dễ nhận biết và quen thuộc hơn đối với mẹ phải không nào. Đó là những nốt đỏ kích thước khoảng 2mm, đối với những vết đốt do muỗi độc, vết sưng có thể lớn hơn, ngứa hơn và lâu mất đi, khi mất đi có thể để lại vết thâm.
Ít có trường hợp nào trẻ bị dị ứng nặng do muỗi đốt.
Muỗi đốt tuy ít gây dị ứng nghiêm trọng nhưng là là con đường lây truyền những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Xử lí vết muỗi đốt cho trẻ:
+ Điều đầu tiên vẫn là hạn chế không cho trẻ gãi khu vực da bị muỗi đốt.
+ Mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc nước xà phòng để rửa những vết muỗi đốt cho trẻ.
+ Mẹ có thể chườm đá lạnh, dùng thuốc kháng histamin hay kem chống ngứa bôi tại chỗ cho trẻ để giảm cảm giác ngứa.
+ Trong trường hợp trẻ sau khi bị muỗi đốt có hiện tượng đau mình mẩy, nhức mỏi mắt, sốt thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám ngay vì rất có thể trẻ đã bị mắc bệnh lây truyền do muỗi đốt.
Bọ ve là những sinh vật rất nhỏ sống ở vùng rừng và cỏ, do đó trẻ rất có nguy cơ bị chúng đốt trong khi gia đình đi dã ngoại. Bọ ve thường cắn vào da trẻ sau đó chui đầu xuống để lấy máu dưới da. Ban đầu chúng có kích thước rất nhỏ nhưng sau đó sẽ to dần đến kích thước như hạt đậu sau khi hút máu người, do đó có thể dễ dàng nhìn thấy và phân biệt.
Vết đốt của bọ ve thường là một vùng ban đỏ như hình tấm bia bắn tên.
Bọ ve là vật chủ trung gian truyền bệnh Lyme, bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến liệt hay viêm màng não do đó cần loại bỏ ngay khi phát hiện. Tuy nhiên, việc loại bỏ bọ ve ra khỏi da trẻ cần rất thận trọng để tránh cơ thể chúng đứt đôi và phần đầu vẫn nằm trong da trẻ sẽ gây nhiễm trùng. Việc loại bỏ tốt nhất nên được thực hiện bởi 1 người có chuyên môn.
Bọ ve cắn thường để lại vết quầng đỏ như hình tấm bia bắn tên trên da trẻ.
Xử trí vết thương cho trẻ khi bị bọ ve cắn:
+ Nếu bạn đang ở một nơi xa mà không thể đến được bệnh viện ngay thì bạn cần loại bỏ chúng thật cẩn thận bằng nhíp, kéo nhẹ ra chứ không được xoắn. Hoặc sử dụng dụng cụ gắp ve chuyên dụng, đưa dụng cụ gắp bọ ve vào dưới con ve và xoay 360 độ. Tuyệt đối không được đốt ở đuôi bọ ve hay dùng hóa chất để diệt nó.
+ Rửa vết thương cho trẻ bằng nước muối hay xà phòng để sát trùng. Kiểm tra bọ ve trên người và quần áo của trẻ trước rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
Kiến cắn trên da trẻ sẽ để lại vết hồng ban, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Đặc biệt là kiến ba khoang đốt sẽ xuất hiện những vết mọng nước trên da gây đau nhức, khi vỡ ra gây đau rát cho trẻ và nguy cơ nhiễm trùng.
Những đám tấy đỏ mọng nước do kiến ba khoang đốt khi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
Xử trí cho trẻ bị kiến cắn:
+ Không cho trẻ gãi vùng vết thương do côn trùng cắn.
+ Rửa vết thương cho trẻ bằng nước muối, xà phòng sát khuẩn hoặc đắp thuốc tím pha loãng để giảm sưng và giảm hấp thu chất độc vào cơ thể trẻ.
+ Nếu trẻ không đỡ thì mẹ nên dùng thuốc bôi trị côn trùng cắn để giảm đau, giảm ngứa, giảm sưng cho trẻ.
+ Đối với vết thương do kiến ba khoang đốt, nếu vết thương phồng rộp xuất hiện mủ nước thì mẹ có thể bôi dung dịch xanh methylen lên vết thương để tránh nhiễm trùng. Khi vết thương đã khô không còn chảy dịch cần bôi kháng viêm nhẹ có tác dụng tại chỗ chưa Prednisolone Valerate Acetate và dùng kháng sinh bôi để tránh bội nhiễm.
+ Giữ gìn vệ sinh phòng ốc, nơi sinh sống và vui chơi của trẻ.
+ Mặc quần áo dài cho trẻ khi vui chơi ở những nơi cây cối nhiều.
+ Hạn chế nuôi chó mèo hay hạn chế việc chó mèo tiếp xúc với trẻ.
+ Mắc màn cẩn thận khi ngủ và có thể bôi những loại kem phòng chống côn trùng cắn cho trẻ.
+ Không cho trẻ chơi ở những nơi rậm rạp hay những nơi ngóc ngách thiếu vệ sinh hay nơi có nhiều gạch ngói cũ vì đó là nơi ẩn náu của nhiều loại côn trùng như rết, rệp, muỗi, bọ cạp…
Kết luận: Với bài chia sẻ trên chắc hẳn mẹ đã biết cách phân biệt và xử trí vết cắn của một số loài côn trùng thường gặp cho trẻ rồi phải không nào. Chúc gia đình sức khỏe!
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc