Khi bạn bị muỗi đốt, đặc trưng thông thường nhất của vết đốt là sẽ xuất hiện vết phồng lên hình tròn, đôi khi bạn cũng sẽ thấy có 1 lỗ tròn nhỏ xíu ở giữa – đó là nơi muỗi chích vào. Hiếm khi có nhiều nốt ở 1 chỗ, không bị thành cụm hoặc theo hàng. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa và muốn gãi, ít khi đau. Vết muỗi đốt dạng này thường sẽ tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên, có thể nặng hơn nếu gãi nhiều vì khi gãi sẽ làm lan rộng cảm giác ngứa.
Một số người có hệ miễn dịch yếu thì có những phản ứng nặng hơn trên da như phát ban, sưng đỏ, nổi mụn nước… Vết muỗi đốt như vậy thì khá lâu lành, thường mất vài tuần đến 1 tháng.
Lời khuyên để xử lý vết muỗi cắn:
Chườm đá hoặc vật lạnh có thể giúp giảm cảm giác ngứa và sưng phồng trên da.
Dùng các loại thuốc bôi có tính kháng viêm để giảm sưng và kháng histamin để giảm ngứa.
Hạn chế gãi. Nếu trẻ nhỏ bị muỗi đốt, hãy cắt móng tay cho trẻ. Các vết gãi của trẻ có thể làm xước da và bội nhiệm nặng hơn
Đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh truyền nhiễm từ muỗi như sốt cao, sốt kéo dài hơn 3 ngày, nôn ói, mệt lả,…
Vết muỗi cắn thông thường
Vết muỗi cắn bị dị ứng nặng thành mảng giống phát ban.
Bọ ve là loài bọ hút máu, ký sinh trên da người. Khi bọ ve cắn, rất ít trường hợp có triệu chứng cụ thể, nhiều người còn không biết sự xuất hiện của chúng. Tuy nhiên, một số người thì có cảm giác đau, rát, sưng phồng ở vết cắn, rộp da, nếu nặng hơn thì thấy khó thở. Đặc tính của chúng là khi cắn, chúng sẽ bám vào vết cắn và hút máu liên tục, thời gian chúng bám trên da có thể đến 10 ngày.
Bọ ve thường hút máu ở những nơi ẩm ướt, rậm lông, tóc nên rất khó nhận biết nếu không dấu hiệu bị đau hay khó chịu. Các vị trí hay bị bọ ve cắn thường là vùng nách, bẹn, sau đầu gối, sau tai, dưới cổ, da đầu. Không xuất hiện thành cụm hoặc theo hàng. Vết cắn của bọ ve có hình dạng khá rõ khi phát hiện, dễ nhằm tưởng là mụn thịt, bạn sẽ thấy phần đuôi của bọ ve nhô lên bề mặt da, trông giống như mụn. Kích thước vết cắn tùy theo kích thước của bọ ve, có thể to bằng đầu tăm cho đến đầu đũa!
Xử lý khi phát hiện bọ ve bám trên cơ thể:
Dùng dụng cụ gấp bọ ve chuyên dùng để lấy chúng ra. Khi gấp, hãy kéo thẳng với lực mạnh, không ấn hoặc xoắn.
Sau khi nhổ ra, hãy kiểm tra xem có sót lại đầu hoặc phần nào khác của bọ hay không và gấp nó ra để tránh nhiễm trùng.
Rửa sạch với xà phòng và nước sạch, sát khuẩn bằng cồn và dùng các loại thuốc kháng viêm bôi da để nhanh lành.
Đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng khác thường hoặc vết cắn có hiện tượng bội nhiễm như sưng, có mũ, đau nhức, hành sốt,
Loài rệp giường thường ẩn náu ở mặt dưới của giường chiếu, chăn ra gối nệm. Có vết cắn có hình dạng giống như muỗi đốt. Tuy nhiên, vết rệp giường cắn thường xuất hiện thành cụm nhỏ nhiều nốt hoặc theo hàng.Vì rệp giường thường tiết ra chất gây tê khi cắn nên vết cắn không khó chịu hay xuất hiện ngay khi bị cắn như vết muỗi đốt, chỉ xuất hiện vài ngày sau khi bị cắn. Triệu chứng vết cắn cũng như muỗi đốt, đó là ngứa. Nghiệm trong hơn khi gãi nhiều. Có thể bị viêm nhiễm nếu trầy xướt. Ngoài các triệu chứng trên thì rệp giường không mang mầm bệnh và lây bệnh truyền nhiễm như muỗi. Nhưng dù vậy, việc ngứa do bị rệp giường cắn cũng đủ khiến ta phải khó chịu vì sự có mặt của chúng trong nhà rồi!
Lời khuyên xử lý khi bị rệp giường cắn:
Rửa sạch với xà phòng và nước sạch.
Dùng thuốc bôi trị ngứa để làm giảm sự khó chịu.
Tránh gãi nhiều gây trầy xước và lan rộng cảm giác ngứa.
Kiểm tra những góc tối và mặt dưới của giường chiếu, chăn gối để tìm và diệt rệp.
Phun diệt bằng thuốc hoặc ngâm vải vóc bằng dung dịch pertherin 0.5%
Bọ chét là loài ký sinh thường thấy ở chó mèo. Những người mua chó mèo thường có nguy cơ bị lây bọ chét cao. Bọ chét không có cánh, chúng bò hoặc nhảy qua các vật chủ để hút máu. Bọ chét có kích thước rất nhỏ, bằng khoảng đầu bút, có vỏ cứng nên cần phải giây giết bằng vật cứng mới chết được. Chúng sinh sản rất nhanh nên dùng thuốc là cách hiệu quả nhất để diệt chúng.
Hình dạng vết cắn của bọ chét rất khác với muỗi. Xung quanh vết cắn không phồng to lên như muỗi đốt mà có hiện tượng sưng và đỏ li ti, một số vết có dạng mụn nước màu đỏ, đôi khi nhầm lẫn với ban hoặc sởi. Nếu nhìn kỹ thì có lỗ nhỏ bị đốt trong vết cắn, còn ban sởi thì không. Vết cắn đặc biệt xuất hiện thành 3-4 cụm li ti và theo hàng. Đi kèm vết cắn là hiện tượng bị ngứa do dị ứng với nước bọt của côn trùng, có khi sẽ đau, và có cảm giác nóng rát như bị ban. So với muỗi đốt thì vết ngứa do bọ chét gây ra mãnh liệt vô cùng. Dù không lây bệnh truyền nhiễm nhưng người bị bọ chét cắn khi gãi nhiều dễ bị trầy xước trên da hơn, do đó dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào vết trầy làm bội nhiễm, viêm da nhiều hơn.
Lời khuyên xử lý khi có bọ chét/chí trên người:
Rửa vết cắn bằng xà phòng và nước sạch, sau đó bôi thuốc kháng viêm và kháng histamin để giảm ngứa, giảm sưng.
Cần uống thêm thuốc kháng histamin (như cetirizin, loratadin, fexo,….) để làm giảm cảm giác ngứa.
Cắt móng tay để hạn chế làm trầy da khi gãi.
Tắm gội bằng xà phòng trị chí trong vài ngày.
Vệ sinh nhà cửa, phun thuốc diệt côn trùng ở những nơi ẩm thấp như thảm sàn, nhà kho,…
Dẫn thú cưng đi khám bác sĩ thú y vì dù bọ chét không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người nhưng với chó mèo thì chúng có thể mắc các loại bệnh truyền nhiễm khác.
Đừng quên dùng thuốc trị chí cho cả thú cưng của bạn.
Kiến là loài đông đảo nhất trên hành tinh và trong số đó, kiến lửa là loài côn trùng khá phổ biến. Kiến lửa thường sống ở vườn, bãi đất. Vết cắn của kiến lửa đem lại cảm giác vừa ngứa, vừa rát và đau nhức dữ dội. Khi bị cắn, ngoài việc bị ứng do nước bọt, chúng còn gây ra hiện tượng viêm nhiễm vì chứa chất độc (solenopsin). Một số người bị dị ứng nặng sẽ có hiện tưởng thở gấp, nôn ói, nhảy mũi, dị ứng toàn thân,…
Hình dạng vết đốt của kiến lửa là có nốt tròn, mụn nước màu trắng, đôi khi có mủ, đỏ và sưng to. Có thể mất 1 tuần để làm lành vết đốt.
Lời khuyên xử lý vết kiến lửa cắn:
Rửa sạch và bôi thuốc là ưu tiên hàng đầu.
Hạn chế gãi.
Nên dùng các loại thuốc có tính kháng viêm mạnh có chứa nhóm steroid để bôi vì vết cắn thường đau và sưng nhiều hơn là ngứa.
Băng bó và tránh tiếp xúc nếu cần thiết.
Nếu hiện tượng có vẻ nặng thì nên đi bác sĩ để uống thêm thuốc.
Loài kiến 3 khoang khá đặc trưng với hình dạng bắt mắt của chúng là sọc đen – đỏ, rõ ràng cảnh báo loài khác là chúng khá nguy hiểm và đừng có đụng vào. Loài kiến này ít khi đốt, nhưng chúng nguy hiểm bởi vì bản thân chúng có chứa độc.
Khi bạn giết chúng, chất độc trong bụng sẽ lan ra và khi dính vào da sẽ gây nên hiện tượng viêm da do tiếp xúc.
Chất độc của kiến khoang (Pederin) giống như 1 loại axit đậm đặc gây bỏng, phù nề, nóng rát đỏ trên diện rộng. Cảm giác ban đầu khi bị viêm da do tiếp xúc đó là hơi ngứa nhẹ và nóng. Bạn càng gãi và lau chùi thì vùng da bị viêm sẽ càng lan rộng. Một ngày sau, da sẽ đỏ và phồng lên như bị bỏng. Nhiều người lầm tưỡng bị zona, nhưng zona thì bị thành nốt tròn nhỏ, còn vết bỏng này là thường từng mảng và có mũ trắng dày. Vết bỏng đó cần được chăm sóc kỹ bằng thuốc và vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Thời gian để có thể lành vết bỏng do kiến khoang có thể từ vài tuần đến vài tháng.
Lời khuyên xử lý khi bị viêm da do kiến khoang:
Rửa tay và vùng da bị tiếp xúc với xà phòng và nước thật sạch, nhưng hãy rửa một cách nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
Ngay khi vừa bị phải rửa ngay, không để lâu.
Sau khi rửa xà phòng thì rửa thêm hoặc ngâm với nước sạch trong 15-20 phút, việc này có thể tránh bị phồng da.
Kết hợp vừa bôi và uống thuốc: Thuốc bôi là chống kháng viêm, chống ngứa. Thuốc uống là kháng sinh để tránh nhiễm trùng và kháng viêm để chống phù nề.
Điều trị vết bỏng do viêm da cần thời gian, sự kiên nhẫn và thực sự nghiêm túc thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ.
Tránh ánh nắng và các thực phẩm có đạm cao nếu muốn không bị thâm và sẹo.
Uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả để nhanh tái tạo da.
Nước là yếu tố then chốt để chữa trị.
Xem thêm sản phẩm Tắm bé thảo dược Elemis giúp hạn chế muỗi đốt tại đây
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc