Đôi mắt còn mong manh và yếu ớt của bé rất nhạy cảm và dễ mắc phải các bệnh về mắt nguy hiểm như lác mắt, các bệnh về võng mạc, đục thủy tinh thể … Để giúp con yêu phát triển được một đôi mắt hoàn hảo, mẹ nhớ chú ý chăm sóc đôi mắt bé ngay từ những ngày đầu tiên sau sinh!
“Cửa sổ tâm hồn” của bé yêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. Vậy đôi mắt bé có những “bí mật” cực kì thú vị nào?
Chăm sóc đôi mắt trẻ sơ sinh
Quá trình phát triển bình thường của trẻ sơ sinh thường theo hướng từ đầu xuống chân. Ngay từ khi sinh ra, trong khi chiều cao của trẻ sơ sinh chỉ bằng 30% người lớn nhưng mắt trẻ sơ sinh đã bằng 70% mắt người lớn rồi. Điều này lí giải tại sao mẹ luôn cảm thấy mắt bé rất to. Bé sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong 2 năm đầu đời.
Mặc dù đã có một khả năng trực quan đầy đủ để các bé có thể nhìm ngắm, quan sát các đối tượng và cảm nhận màu sắc, tuy nhiên tầm nhìn của các bé chỉ ở ở khoảng cách khá gần.
Trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy rõ nét trong khoàng 20-40 cm, bé đặc biệt thích nhìn thấy khuôn mặt của bố mẹ, đồng thời nhận ra ánh đèn sáng. Thông thường, trong những tháng đầu đời bé sẽ nhìn được những vật có kích thước lớn và những màu sáng.
Cho đến lúc 3 tháng tuổi, các bé hầu hết đã có thể tập trung nhìn vào những đồ vật nhỏ hơn và có thể phân biệt các màu sắc khác nhau, đặc biệt là màu đỏ và xanh lá. Các bé đã có thể bắt đầu di chuyển mắt theo các đồ vật chuyển động và muốn tiếp cận chúng. Mẹ nên tắt bớt đèn vào ban đêm hoặc khi bé đi ngủ, vì khi này mắt bé khá nhạy cảm với ánh sáng nhé!
Từ tháng thứ 5 trở đi, hai bên mắt của bé hoạt động một cách đồng bộ hơn và thị lực của bé cũng phát triển rõ rệt. Bé vào thời điểm này đã biết phối hợp chân tay và mắt để tìm kiếm, chọn lựa đồ vật bé muốn và nhanh chóng cầm được chính xác đồ vật đó. Đến khi được 6 tháng tuổi, bé đã có thể cảm nhận được màu sắc như người lớn.
Đến giai đoạn này, khả năng nhìn của bé đã gần bằng với người trưởng thành. Trong quá trình phát triển này, bé yêu đang phát triển sâu về nhận thức cơ thể, từ đó học cách phối hợp giữa tầm nhìn và chuyển động. Bé có thể mắc phải một vài vấn đề nho nhỏ và mẹ có thể giúp con yêu tháo gỡ những chướng ngại đó nhé!
Mắt trẻ sơ sinh “luôn nhắm”
Vì bé đã quen với bóng tối bên trong tử cung suốt “9 tháng 10 ngày”, nên khi mới sinh, hầu hết thời gian bé yêu của mẹ sẽ ở trong trạng thái nhắm mắt. Đôi mắt của bé sẽ cảm thấy chói mắt và lạ lẫm với ánh sáng. Nếu mẹ để trẻ sơ sinh ở trong một căn phòng tối, bé có thể sẽ mở mắt ra. Tuy nhiên, cũng phải mất khoảng hai tuần thì hầu hết các em bé mới có thể làm quen với ánh sáng ban ngày.
Để có thể chăm sóc tốt nhất cho trẻ sơ sinh thì trước hết, các mẹ phải biết được các bé yêu thường gặp các vấn đề gì về mắt. Qua đó, các mẹ sẽ dễ hơn trong việc tìm hiểu cách chăm sóc các bé. Cũng giống như các bộ phận khác của bé, mắt vô cùng quan trọng, nếu không có cách chăm sóc phù hợp thì các bé sẽ gặp phải các bệnh nguy hiểm.
Thường sau khi sinh, trẻ sơ sinh hay bị chứng tắc tuyến lệ, mắt lé và nhiễm trùng.
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
Các mẹ có thắc mắc Tại sao trẻ sơ sinh thường hay thức dậy với đôi mắt bị ghèn và dính không? Tắc tuyến lệ chính là nguyên nhân các mẹ nhé!
Ở người lớn, nước mắt thường tiết ra từ mí mắt trên, trôi qua mắt và chảy vào ống lệ ở mí mắt, gần mũi. Đó cũng là lý do khi ta khóc thường hay kèm nước mũi. Ở trẻ sơ sinh, các ống dẫn này (tuyến lệ) chưa hoạt động tốt và mở linh hoạt. Do đó, khi trẻ khóc, nước mắt không thoát vào tuyến lệ ở gần mũi mà nhỏ giọt ra ngoài, khô đọng trên mí mắt khiến mắt bị dính, ra nhiều ghèn. Bình thường, hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự mất sau vài tuần. Một mẹo khá hay để thoát khỏi tình trạng này là day nhè nhẹ gần khóe mắt của bé rồi vuốt dọc rìa ngoài sống mũi. Thường xuyên thực hiện thao tác này, mẹ sẽ thấy tình hình được cải thiện đáng kể.
Nếu tuyến lệ không tự động thông, mẹ sẽ cần mát xa thường xuyên hoặc đến bác sĩ nhi khoa để thực hiện thủ thuật nhỏ giúp bé thông tuyến lệ các mẹ nhé!
Mắt trẻ sơ sinh bị lé (lác)
Giống như tất cả các cơ khác trong cơ thể, trẻ sơ sinh chưa có khả năng hoàn toàn kiểm soát cơ mắt của mình. Trong vài tháng đầu đời, các cơ mắt bé còn yếu và chưa hoạt động hoàn hảo nên sẽ có lúc mẹ thấy bé nhìn thẳng vào mẹ. Lại có lúc, hai mắt của bé như đi theo hai hướng khác nhau. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Đôi mắt của bé sẽ hoạt động bình thường sau một khoảng thời gian nên các mẹ có thể yên tâm nhé!
Mắt trẻ bị nhiễm khuẩn.
Ngay từ những tháng đầu sau sinh, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì sẽ có thể bé sẽ mắc phải một số bệnh nguy hiểm. Có 3 tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là:
Neisseria gonorrhea: Vi trùng gây bệnh lậu, bé có thể mắc phải trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ.
Chlamydia trachomatis: Trùng roi, bé có thể mắc phải trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ.
Staphylococcus aureus: Mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc
Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhea. Lý do nói nó nguy hiểm nhất là nó có thể khiến bé bị mù nếu không được điều trị. Tuy nhiên nó không pahir là tác nhân thường gặp nhất, mà vị trí này phải kể đến Chlamydia. Nó hiếm khi gây mù những cũng có thể giảm thị lực cho bé.
Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra.
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Các mẹ đã biết cách chăm sóc mắt cho con đúng cách chưa, hãy cùng Tắm bê Elemis tìm hiểu nào!
Bước 1: Đầu tiên, các mẹ hãy nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm để có thể vệ sinh mắt cho bé.
Bước 2: Các mẹ lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh.
Để có thể giúp mắt bé ngưng ghèn và massage vùng mắt tiết ghèn cho bé, các mẹ dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày các mẹ làm khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút.
Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng.
Sau khi thực hiện xong, các mẹ nên giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác đâu các mẹ nhé!
Các mẹ cũng nên chú ý khám mắt định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên gia cho trẻ là một điều rất quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải để chữa trị kịp thời.
Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…..tác động vào sẽ làm giảm thị lực của trẻ.
Thực đơn là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả giúp các mẹ chăm sóc cho đôi mắt bé khỏe mạnh. Hãy thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho đôi mắt như: rau xanh, cá, trứng, dầu mè, hoa quả,…
Cha mẹ cần sắp xếp cho trẻ thời gian biểu sinh hoạt khoa học, hợp lý. Cho bé yêu ăn đủ, ngủ đủ nhé!
Ngoài ra, khi xảy ra thời điểm dịch đau mắt đỏ, chúng ta cần cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh kẻo nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao, vì nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của trẻ sau này.
Ai cũng hiểu đôi mắt sáng khỏe là tiền đề để một đứa trẻ có thể phát triển, học tập cũng như hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến việc đưa trẻ đi khám mắt, đặc biệt là với những trường hợp trẻ còn rất bé, chưa thể nói với cha mẹ mình đang khó chịu, các mẹ chỉ đưa bé đi khám khi đã nhận thấy các dấu hiệu rõ rệt, bé quấy khóc.
Đôi mắt của bé di chuyển không bình thường. Hai mắt di chuyển theo các hướng khác nhau, đó có thể là dấu hiệu của mắt lác.
Trẻ lớn hơn một tháng tuổi, nhưng không bị ánh sáng gây chú ý. Hãy thử dùng điện thoại, các vật phát sáng để trước mặt bé, di chuyển qua lại và quan sát đôi mắt của bé.
Một mắt có thể không mở ra trong một thời gian dài nhất định. Trước đó vẫn hoạt động bình thường.
Khi chụp ảnh cho bé bằng đèn flash, thay vì có hiệu ứng mắt đỏ như bình thường, thì mắt bé lại xuất hiện các điểm bất thường hoặc con ngươi có đốm trắng.
Quan sát con ngươi trong mắt của bé, bạn nhận thấy các đốm màu trắng xám, hoặc vàng bất thường.
Một hoặc cả hai mắt đang có hiện tượng xưng phồng.
Một hoặc cả hai mí mắt trên đang có xu hướng rũ xuống, khiến mắt trông nhỏ hẹp hơn bình thường.
Bé thường xuyên nheo mắt và có cảm giá như mắt bé bị ngứa hoặc có dị vật ở bên trong.
Nếu con của bạn đã đủ 3 tháng tuổi và xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây, hãy cho bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và chuẩn đoán nguyên nhân:
Bé quay đầu sang bên này rồi bên kia. Nhưng khi đổi hướng quay đầu, mắt của bé không đổi hướng theo.
Mắt không chuyển động theo những vật gây chú ý. Ví dụ: bé thích một món đồ chơi, bạn đưa nó sang hai bên nhưng mắt của bé không chuyển động theo để nhìn nó.
Con ngươi trong mắt của bé có cảm giác rung lắc hoặc chuyển động nhẹ qua lại liên tục.
Bé thường phải nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.
Cũng nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện thấy các dấu hiệu của nhiễm trùng các vùng trong và xung quanh mắt như Viêm kết mạc, hoặc triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ Những căn bệnh này thường bắt đầu với các triệu chứng nổi bật dưới đây:
Đau, rát, xót mắt.
Đỏ mắt kéo dài.
Mắt đổ ghèn nhiều bất thường hoặc bưng mủ.
Đôi mắt là một bộ phận cơ thể cực kỳ nhạy cảm và dễ dàng bị tổn thương nhất là với trẻ nhỏ. Đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế có chuyên môn bất cứ khi nào các mẹ nghi ngờ con của bạn đang gặp phải vấn đề bất thường liên quan đến đau mắt, suy giảm thị lực hoặc rối loạn thị lực các mẹ nhé! Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn. Vậy nên hãy chú ý việc khám mắt cho trẻ từ sơ sinh các mẹ nhé!
Tin liên quan
Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...
Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...
Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...
Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc