Giúp mẹ nói lời tạm biệt với hăm tã cho trẻ

Lượt xem: 2587

1. Trẻ như thế nào là bị hăm tã?

Hăm tã là một chứng bệnh về da, xảy ra tại khu vực da trẻ tiếp xúc với tã, bỉm. Vì vậy hăm tã chính là tên thường gọi của chứng bệnh “viêm da do kích ứng với tã”. Chắc hẳn không một đứa trẻ nào trong thời gian quấn tã, mặc bỉm lại không bị hăm tã. Trẻ bị hăm tã là một điều rất thường xuyên và không có nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nó cũng ít nhiều làm bé cảm thấy khó chịu, và tình trạng này nếu kéo dài có thể sẽ khiến bé gặp phải những bệnh về da nguy hiểm hơn, và hẳn là một người mẹ, bạn chắc chắc sẽ không muốn bé cưng nhà mình gặp phải bất cứ vấn đề gì đi.

Vậy làm sao thể nhận biết bé nhà mình đang bị hăm tã đây? Nếu bé có các biểu hiện dưới đây thì có thể bé nhà bạn đã gặp phải tình trạng này rồi đấy:

- Phần da tiếp xúc với tã, bỉm như mông, bộ phận sinh dục, đùi đỏ lên, kèm mùi khai.

- Phần da bị đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn (đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy) sau đó lan dần ra mông rồi tới đùi.

- Có thể xuất hiện các vết mụn, mủ, sưng lên và gây lở loét trên da.

- Ngoài ra trẻ thường quấy khóc, khó chịu, đặc biệt khi thay, mặc tã hay kì rửa lúc tắm vào vùng da bị hăm.

 

5 cấp độ nặng của bệnh hăm tã.

5 cấp độ nặng của bệnh hăm tã.

 

2. Lý do nào khiến trẻ bị hăm tã?

Ngay cái tên của bệnh là cũng nói lên phần nào nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã của trẻ. 80% trẻ bị hăm tã là liên quan đến việc dùng tã của trẻ.

- Nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm tã là do trẻ mặc tã bẩn hoặc ướt trong thời gian dài: các chất bẩn hoặc độ ẩm quá cao sẽ dễ khiến da trẻ bị kích ứng hoặc vi khuẩn, vi nấm phát triển. Mặt khác, khi trẻ quấn tã, mặc bỉm trong thời gian dài, da trẻ bị “bí”, không được “hô hấp” và dẫn đến những vấn đề về da.

- Nước tiểu: bản thân nước tiểu là vô khuẩn, nhưng khi tiếp xúc lâu với da các vi khuẩn trên da sẽ phân hủy những chất trong nước tiểu thành chất có hại, kích ứng da trẻ.

- Phân: trong phân trẻ có chứa nhiều chất có thể gây kích da như vi khuẩn E. coli hay các enzyme.

- Mồ hôi, nhiệt độ và độ ẩm cao khi mang tã cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã.

- Thói quen mặc tã của các bà mẹ: nhiều bà mẹ khi tắm cho bé xong thường chưa lâu khô hay chờ cho da bé khô đã quấn tã hay quấn tã quá chặt hoặc thời gian quấn tã cho trẻ quá dài cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.

- Phấn rôm: nhiều người thường vẫn nghĩ dùng phấn rôm để phòng ngừa và điều trị hăm tã cho bé, Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông đặc biệt khi gặp nước tiểu hoặc mồ hôi thì dễ vón cục khiến da trẻ càng bí bách hơn, gây khó khăn cho việc thoát hơi ẩm và khiến hăm da xuất hiện.

- Tình trạng trẻ bị hăm tã do tiêu chảy: khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài cũng có thể dẫn đến hăm tã. Tuy nhiên hăm tã do tiêu chảy lại khó để mẹ phát hiện do vị trí ở quanh hậu môn. Vùng da hậu môn thường có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, đóng mủ.

- Ngoài ra trẻ cũng có thể bị hăm tã do: các hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ, hay chất liệu làm tã thô ráp sau nhiều lần giặt, hay chất lượng tã bỉm kém cũng làm trẻ dễ bị hăm tã hơn.

 

Hầu hết các trường hợp trẻ bị hăm tã có nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về tã, bỉm.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị hăm tã có nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về tã, bỉm.

 

3. Hăm tã có thể ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Tuy nói hăm tã không có gì nguy hiểm, tuy nhiên các mẹ cũng không thể lơ là. Bởi vì làn da bé rất nhạy cảm, khi có bất kì tổn thương nào trên da cũng là cơ hội tốt cho những yếu tố có hại như những vi khuẩn, vi nấm trên da trẻ phát triển và gây bệnh. Đối với trẻ đang dùng kháng sinh thì nguy cơ này càng tăng cao vì kháng sinh sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có lợi kìm hãm sự phát triển của nấm trên da bé. Vì vậy mẹ có bé đang dùng kháng sinh mà còn bị hăm tã phải thật chú ý trong việc chăm sóc trẻ.

Khi có thêm tình trạng nhiễm trùng, da trẻ thường bưng mủ, chảy máu, phồng rộp, chai cứng, vùng hăm thường lan rộng, tình trạng hăm tã kéo dài và kèm sốt. Trong trường hợp này các mẹ không nên tự xử lý mà cần mang trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

 

Trẻ hăm tã lâu ngày có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, lở loét, bưng mủ.

Trẻ hăm tã lâu ngày có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, lở loét, bưng mủ.

 

4. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị hăm tã

1, Nếu nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ da tã, bỉm gây ra: ngừng ngay việc đóng tã, bỉm cho trẻ. Xem lại loại tã, bỉm đang dùng, đổi sang loại có chất lượng cao hơn nếu nguyên nhân gây hăm là do tã kém chất lượng. Tạm thời để vùng da bị hăm khô thoáng. Hạn chế tối đa thời gian mặc tã cho trẻ. Nếu dùng tã thì mẹ nên thường xuyên thay tã mới cho bé (3-4 tiếng/1 lần)

2. Luôn giữ cho vùng da bị hăm sạch sẽ, khô thoáng. Vệ sinh khu vực đóng tã, vùng kín cho bé bằng nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lau khô. Hạn chế tối da việc sử dụng xà phòng, các chất làm thơm khi tắm cho bé. Bởi vì da bé vốn dĩ đã rất nhạy cảm mà khi bị hăm thì càng nhạy cảm hơn, việc tiếp xúc với xà phòng hay chất làm thơm càng làm cho da bé thêm tổn thương.

3. Sử dụng một số loại lá như lá chè, lá khế, lá trầu không để đun nước tắm hoặc lau vùng da bị hăm cho bé. Các mẹ chú ý nên chọn loại lá mà mình biết rõ nguồn gốc của nó, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật. Sau đó đem rử thật sạch và cho vào nồi nấu đun sôi, để ấm rồi tắm hoặc lau vào vùng da bị hăm cho bé.

4. Sử dụng các sản phẩm điều trị hăm tã. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng để điều trị hăm tã, tuy nhiên các mẹ cần chú ý chọn những sản phẩm có nguốn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên để dùng cho bé. Ví dụ như sản phẩm Tắm bé Elemis. Sản phẩm này có nguốn gốc 100% từ thiên nhiên, được chiết xuất từ các lá như chè xanh, kinh giới, diệp lục tố,… có tác dụng điều trị hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt và một số bệnh về da rất tốt, vừa giúp giảm bớt tình trạng hăm da vừa ngăn ngừa hăm da trở lại.

 

Giữ da trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ và nói tạm biệt với hăm tã.

Giữ da trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ và nói tạm biệt với hăm tã.

 

5. Giúp mẹ phòng ngừa hăm tã cho bé

Phòng ngừa hơn điều trị. Tuy rằng việc điều trj hăm tã cho trẻ không có gì khó khăn, tuy nhiên, nếu có thể phòng ngừa trước bệnh thì không có điều gì tuyệt bằng. mặt khác việc phòng ngừa hăm tã cũng rất đơn giản, các mẹ cũng dễ dàng thực hiện trong quá trình chăm sóc bé hằng ngày.

- Thường xuyên thay tã, bỉm mới cho trẻ.

- Lựa chọn lọa tã, bỉm có chất lượng, khả năng thấm hút tốt, mềm mại, không có chất gây kích ứng da bé.

- Rửa sạch vùng quấn tã sau khi thay tã, bỉm bằng nước ấm.

- Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, chất làm thơm cho bé.

- Sau khi tắm, rửa nên để lau hoặc để da bé khô hẳn trước khi quấn tã, mặc bỉm.

- Thỉnh thoảng nên để mông, bẹn bé được thoáng khí, không nên quấn tã, mặc bỉm cho bé toàn thời gian.

- Không quấn tã, bỉm quá chặt gây bít khí, cọ xát làm tổn thương da bé.

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ và phòng ngừa hăm tã như Tắm bé Elemis

 

Tắm bé Elemis – người bạn của bé để ngăn ngừa và giảm nhẹ hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt và các bệnh về da khác một cách hiệu quả.

Tắm bé Elemis – người bạn của bé để ngăn ngừa và giảm nhẹ hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt và các bệnh về da khác một cách hiệu quả.

 

Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi, các mẹ đã tìm ra cách để điều trị hăm tã cho bé cũng như phòng ngừa bệnh này. Không quá khó để chúng ta bảo vệ con mình khỏi hăm tã nhưng cũng không quá dễ nếu chúng ta không có kiến thức toàn diện về bệnh. Chúc các mẹ thành công!

Tin liên quan

Cách trị hăm cho bé gái dứt điểm, an toàn, không tái phát!

Cách trị hăm cho bé gái dứt điểm, an toàn, không tái phát!

28/11/2020 | 10:38

Bé gái có nguy cơ mắc bệnh hăm tã nhiều hơn các bé trai. Vậy mẹ phải làm gì khi phát hiện bé bị hăm tã? Có cách trị hăm cho...

Trẻ sơ sinh bị hăm mông mấy ngày là khỏi?

Trẻ sơ sinh bị hăm mông mấy ngày là khỏi?

12/10/2020 | 17:18

Trẻ sơ sinh bị hăm mông sẽ rất nóng rát và khó chịu. Vậy bệnh có tự khỏi được không và mấy ngày là khỏi? Cùng đi tìm hiểu...

Trẻ bị hăm nặng chữa mãi không khỏi lý do vì sao?

Trẻ bị hăm nặng chữa mãi không khỏi lý do vì sao?

12/10/2020 | 17:03

Trẻ bị hăm nặng không phải là trường hợp hiếm gặp nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Tưởng chừng hăm không gây nguy hiểm gì nặng nề nhưng lại có thể ảnh...

Thuốc trị hăm và những điều mẹ cần phải biết trước khi sử dụng cho con

Thuốc trị hăm và những điều mẹ cần phải biết trước khi sử dụng cho con

12/10/2020 | 15:14

Thuốc trị hăm là phương pháp giúp nhanh chóng loại bỏ triệu chứng hăm da ở trẻ sơ sinh rất được lòng các bà mẹ bỉm sữa bởi tính tiện dụng...

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS

Hotline 1:0982.636.036

Hotline 2:0911.636.036

Video giới thiệu sản phẩm

VideoGiới thiệu sữa tắm thảo dược Elemis VideoÔng bố 8x tắm cho con chuẩn như y tá tại bệnh viện VideoKiêng cữ sau sinh đơn giản với sản phẩm xông tắm sau sinh Dao'spa mama VideoMẹ chọn sữa tắm cho bé – mát da ngăn ngừa rôm sảy

Đăng ký nhận tin

Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé

Tin nổi bật

Chất lượng, chính hãng 100%

Chất lượng, chính hãng 100%

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc