Làm sao để chấm đứt nôn trớ cho trẻ sơ sinh?

Lượt xem: 1409

1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
 
Nôn trớ là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Nôn trớ là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.
 
Khi trẻ bú, sữa sẽ xuống dạ dày đi qua tâm vị. Trong dạ dày, sữa được hấp thụ một phần, phần còn lại xuống ruột qua môn vị. Thông thường, sau khi sinh 1 vài giờ, trẻ bú sẽ có hiện tượng nôn trớ để nôn chất nhầy đơn thuần hay lẫn chút máu, do niêm mạc dạ dày bị kích thích khi nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo... Khi thai sổ, trẻ sơ sinh đều có có hiện tượng nôn trớ ít nhiều.
Trẻ nặng cân thường trớ nhiều hơn do phản xạ hệ giao cảm, trương lực dạ dày cao hơn và ăn nhiều hơn.

2. Tại sao trẻ lại nôn trớ?

- Tư thế cho bú:

Ở trẻ sơ sinh, các cơ vân tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài.

 

Sai tư thế cho bú là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Sai tư thế cho bú là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
 
 
- Chế độ ăn của trẻ
Khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Chính vì vậy mà phản ứng của cơ thể bé sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.
Nôn trớ cũng có thể do thay đổi thức ăn đột ngột: chuyển sang bột đặc mà bỏ qua giai đoạn loãng, ăn toàn bột từ sữa bò trong khi cơ thể bé không chịu được loại thực phẩm này.
- Trẻ nuốt phải nước ối
Thực tế, hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ khá phổ biến. Khi đó, trẻ sơ sinh thường sẽ nôn ra chất nhầy có bọt. Nếu trẻ có hiện tượng này, các mẹ không nên cho trẻ ăn ngay để tránh phản xạ của cơ thể là tiếp tục nôn.
- Đầy hơi, chậm tiêu
Khi nguyên nhân là đầy hơi, chậm tiêu, trẻ có những biểu hiện: chướng bụng, sờ bụng cứng, ít đi tiêu, xì hơi nhiều, nôn khan, bú mẹ không no, không muốn bú, chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra trẻ có thể có những biểu hiện khác như: khó chịu, quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối hay trằn trọc, vặn mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc.
- Táo bón
Táo bón cũng có thể là 1 nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và nôn ra những gì mình ăn. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên lo lắng vì khi trẻ đi tiêu trơn tru lại thì hiện tượng nôn mửa cũng không còn nữa.

3. Các trường hợp trẻ nôn trớ bất thường cần được đi gặp bác sĩ

- Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh sẽ trở nên nguy hiểm sau khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mà vẫn còn xuất hiện. Khi đó, nôn trớ sẽ được xem là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
- Khi trẻ nôn trớ kém các dấu hiệu sau:
+ Đau bụng quằn quại.
+ Bụng trướng.
+ Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích.
+ Co giật.
+ Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng.
+ Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày).
+ Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.
Đó có thể là một biểu hiện của tình trạng bệnh lý nào đó như nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa hay tiết niệu, nó cũng có thể là do một dị tật đường tiêu hóa, xoắn ruột,…
Khi trẻ có những biểu hiện như vậy, các mẹ không nên tự ý xử trí mà nên đi gặp các chuyên gia ngay.
- Trẻ nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ.
Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi.
Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói.
Vì vậy các mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi thấy triệu chứng trên.
 
Gặp bác sĩ ngay nếu trẻ nôn trớ kèm các biểu hiện bất thường.
Gặp bác sĩ ngay nếu trẻ nôn trớ kèm các biểu hiện bất thường.

 

4. Làm gì khi trẻ bị nôn trớ?

Nếu trẻ nôn trớ ít thì không có gì đáng quan ngại. Nhưng khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày, có thể sau mỗi lần nôn trớ trẻ lại mất đi 1 lượng dịch nhất định. Vì vậy việc bù lại nước và điện giải là cần thiết. Các mẹ có thể tham khao các bước làm sau:

- Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.

- Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oresol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ

- Sau khi cho trẻ uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.

- Nếu trẻ không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho ăn uống bình thường nhưng vẫn cho trẻ uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu trẻ trên 12 tháng tuổi.

- Đi ngủ cũng giúp trẻ nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Đừng cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.

 

Bổ sung nước sau khi trẻ nôn trớ.

Bổ sung nước sau khi trẻ nôn trớ.

 

5. Các cách hạn chế nôn trớ ở trẻ

- Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ...

- Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày.

 

Hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bú đúng tư thế.

Hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách cho bú đúng tư thế.

 

- Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng.
- Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho trẻ ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm rất dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.
Như vậy, hiện tượng nôn trớ ở trẻ tưởng chừng vô hại nhưng nếu mẹ không quan tâm đúng mức cũng có thể gây hại cho trẻ. Chúng tôi hi vọng được san sẻ phần nào sự vất vả với những quý vị- người lần đầu tiên giữ trọng trách làm mẹ.

Tin liên quan

Dầu tắm cho bé Elemis “lợi hại” đến thế nào?

Dầu tắm cho bé Elemis “lợi hại” đến thế nào?

02/01/2021 | 14:14

  Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...

Sữa tắm chống cảm cho bé, loại nào hiệu quả nhất?

Sữa tắm chống cảm cho bé, loại nào hiệu quả nhất?

02/01/2021 | 14:12

Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...

Nước tắm Elemis có thật sự an toàn cho trẻ sơ sinh?

Nước tắm Elemis có thật sự an toàn cho trẻ sơ sinh?

27/12/2020 | 13:02

  Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...

SỮA TẮM ELEMIS GIÁ BAO NHIÊU? DÙNG CÓ TỐT KHÔNG?

SỮA TẮM ELEMIS GIÁ BAO NHIÊU? DÙNG CÓ TỐT KHÔNG?

23/12/2020 | 11:44

Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS

Hotline 1:0982.636.036

Hotline 2:0911.636.036

Video giới thiệu sản phẩm

VideoGiới thiệu sữa tắm thảo dược Elemis VideoÔng bố 8x tắm cho con chuẩn như y tá tại bệnh viện VideoKiêng cữ sau sinh đơn giản với sản phẩm xông tắm sau sinh Dao'spa mama VideoMẹ chọn sữa tắm cho bé – mát da ngăn ngừa rôm sảy

Đăng ký nhận tin

Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé

Tin nổi bật

Chất lượng, chính hãng 100%

Chất lượng, chính hãng 100%

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc