Như các mẹ đã biết “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, tuy nhiên theo thời gian, trẻ càng lớn thì nhu cầu về dinh dưỡng càng tăng cao do đó ngoài bú sữa mẹ đến thời điểm nào đó các bé sẽ cần bước vào giai đoạn tập ăn dặm.
Ăn dặm là việc mẹ bắt đầu cho trẻ tập ăn những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể bé. Do đó, ăn dặm là việc không thể thiếu để bé có thể phát triển tốt nhất.
Mẹ nên tập cho con ăn dặm để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của bé
Tuy nhiên, ăn dặm chỉ là bổ sung thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa, do đó vẫn cần kết hợp song song cả cho trẻ bú hoặc uống sữa ngoài cùng với ăn dặm ít nhất là đến khi bé được 1 tuổi.
Theo kinh nghiệm dân gian các bà các mẹ hay truyền tai nhau, cho đến khi trẻ “cứng cáp” là có thể bắt đầu cho ăn dặm. Nhưng như thế nào mới thực sự là “cứng cáp”?
Lựa chọn thời điểm bắt đầu cho bé tập ăn dặm cần dựa trên kiến thức khoa học. Theo các chuyên gia, các mẹ chỉ được cho con ăn dặm sớm nhất khi bé đã được 17 tuần tuổi.
Trước 4 tháng tuổi, hệ enzym của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là sự thiếu hụt enzym amylase – một loại enzym giúp tiêu hóa tinh bột, do đó cho trẻ ăn dặm vào thời điểm này cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thu được các chất từ thức ăn. Dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài, biếng ăn, dị ứng với thức ăn…
Theo các chuyên gia, các mẹ chỉ được cho con ăn dặm sớm nhất khi bé đã được 17 tuần tuổi.
Tuy vậy, cho trẻ ăn dặm muộn có tốt? Các chuyên gia cho rằng, mẹ không nên đợi đến tháng thứ 7-8 mới bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm.Vì ngoài 6 tháng tuổi, thông thường cơ thể trẻ sẽ đòi hỏi một lượng dinh dưỡng vượt quá lượng cung cấp từ sữa mẹ hay sữa công thức, do đó đòi hỏi trẻ phải được bổ sung chất dinh dưỡng ngay bằng việc ăn dặm.
Hơn nữa, nếu để đến tháng thứ 7-8 trẻ sẽ quá quen với việc chỉ tiếp nhận một nguồn thực phẩm duy nhất là sữa. Dẫn đến tình trạng trẻ khó làm quen và tiếp nhận các thực phẩm có mùi vị khác sữa.
Do đó, khoảng thời gian được khuyến cáo thời điểm tốt nhất là bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6 do khi đó hệ tiêu hóa của trẻ phần lớn đã hoàn thiện. Tuy nhiên thời điểm phù hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm cũng tùy từng hoàn cảnh và thể trạng của từng trẻ. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn dặm sớm hơn (từ tháng thứ 4-6) khi:
Bé tỏ ra háo hức với đồ ăn và luôn quan sát người lớn ăn là dấu hiệu mở đầu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm có thể thay đổi với từng bé, do đó từ tuần thứ 4 mẹ cần theo dõi sát sao những dấu hiệu từ con để nhận biết được thời điểm bé đã sẵn sàng ăn dặm:
Đầu tiên của quá trình tập cho trẻ ăn dặm, nguyên tắc quan trọng nhất là thức ăn cho trẻ phải được xay nhuyễn và mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp.
Để trẻ chuyển từ nuốt sang nhai là cả một quá trình, do đó mẹ không được nóng vội ngay từ bước đầu tiên. Các loại thực phẩm thể rắn cần được xay nhuyễn khi trẻ ăn giúp trẻ có thể nuốt một cách dễ dàng. Một vài thực phẩm như khoai tây, chuối chín, khoai lang, bí đỏ xay nhuyễn là lựa chọn tối ưu của mẹ trong bước này.
Khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối chín xay nhuyễn là những lựa chọn tối ưu đầu tiên cho trẻ tập ăn dặm
Ban đầu mẹ có thể sử dụng bình tập ăn dặm hay bằng thìa. Sau vài ngày có thể dần chuyển sang thức ăn rắn xay nhuyễn như ngũ cốc trộn với sữa công thức, mẹ nên dùng thìa nhựa mềm để tránh tổn thương đến nướu của trẻ. Ban đầu chỉ tập cho trẻ bằng lượng nhỏ ở đầu thìa. Giai đoạn đầu trẻ có thể không chịu ăn nhưng mẹ nên kiên trì để cho bé thời gian để bé tập làm quen với thức ăn đặc.
Giai đoạn này mẹ có thể cho con tập ăn dặm 1 lần/ngày không gò bó thời điểm, tuy nhiên mẹ không nên chọn thời điểm khi trẻ cáu kỉnh, quấy khóc mẹ nhé. Sau khi trẻ có thể ăn bột ngũ cốc, tiếp theo mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phầm khác trong khẩu phần ăn của trẻ.
Theo các nghiên cứu, khi mẹ cho trẻ tập ăn dặm món mới thì cần ít nhất 3 ngày để trẻ quen với món đó sau đó mới cho trẻ tập ăn món khác. Làm như vậy, việc cho bé làm quen với món mới mới có hiệu quả. Hơn nữa, cách làm này sẽ làm giảm tối đa nguy cơ trẻ bị dị ứng với bất kì một loại thực phẩm nào đó. Do đó, khi trẻ có dấu hiện như khó chịu, nổi ban, khó thở, tiêu chảy khi ăn món mới thì mẹ cần dừng ngay việc cho trẻ ăn món đó.
Theo các nghiên cứu, khi mẹ cho trẻ tập ăn dặm món mới thì cần ít nhất 3 ngày để trẻ quen với món đó sau đó mới cho trẻ tập ăn món khác
Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng và các bác sĩ nhi khoa, mỗi trẻ sẽ có một khẩu vị riêng, tuy nhiên hầu hết đều theo quy trình:
Tuy nhiên, đối với những trái cây lành tính có vị ngọt như chuối chín, táo, đào… mẹ có thể cho trẻ tập ăn ngay từ đầu mà không cần theo trình tự nào khác vì vốn dĩ hầu hết mọi trẻ khi mới bắt đầu ăn dặm đều ưa thích đồ ngọt. Lưu ý: mẹ vẫn cần xay nhuyễn trái cây mới cho trẻ ăn nhé.
Trẻ tập ăn dặm sẽ ăn theo nhu cầu và tâm trạng. Do đó mẹ đừng băn khoăn khi lượng đồ ăn trẻ ăn được lại khác nhau từng ngày. Vậy dấu hiệu nào cho mẹ biết con đã no?
Hầu hết mọi trẻ khi ăn dặm đã đủ no sẽ có những biểu hiện như ngả lưng vào ghế, quay đầu đi khi mẹ đưa muỗng đến miệng, không chịu há miệng, ngậm thức ăn không muốn nuốt, nghịch muỗng. Khi đó mẹ không nên ép trẻ ăn thêm nữa để tránh tình trạng bé khóc và nôn trớ.
Mẹ cần nhận biết được khi nào bé ăn dặm đã no để dừng đúng lúc
Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải phân biệt được khi nào bé ăn no và khi nào bé đang biếng ăn. Vì khi biếng ăn trẻ có thể sẽ ngậm thức ăn trong miệng ngay từ miếng đầu tiên, lúc nào mẹ cần kiên nhẫn dỗ dành trẻ và chờ cho trẻ có thời gian nhai và nuốt.
Nhiều mẹ có những sai lầm khi lặp đi lặp lại những loại thực phẩm quen thuộc vì cho rằng nó đã cung cấp đủ chất cho con như nước hầm xương, thịt bò, rau ngót, tôm… Tuy nhiên với khẩu phần ăn lặp đi lặp lại như vậy dễ khiến trẻ thấy nhàm chán, có thể dẫn đến biếng ăn.
Do đó, thay vì quan niệm cung cấp Canxi chủ yếu qua nước hầm xương thì mẹ có thể đổi sang các loại thực phẩm khác cũng có hàm lượng canxi rất cao như: sữa và chế phầm từ sữa (phomat, bơ, sữa chua, váng sữa); rau củ (rau dền, cà rốt, súp lơ, cải chíp…); các loại đậu (đậu trắng, đậu xanh, có thể dùng đậu phụ); hải sản (tôm, cua ,cá hồi…); hoa quả (chuối, kiwi…).
Việc thay đổi nguyên liệu chế biến đồ ăn dặm cho trẻ không những giúp trẻ có cảm hứng ăn hơn mà còn cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất và vitamin cho cơ thể.
Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ cung cấp thêm kiến thức giúp mẹ có kinh nghiệm hơn trong việc cho trẻ tập ăn dặm để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất các mẹ nhé.
Tin liên quan
Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...
Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...
Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...
Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc