Nấc cụt hay còn gọi là nấc là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp phổ biến hơn ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành (cơ nằm ngang ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực trong cơ thể), sự co thắt cơ này lặp đi lặp lại khiến cho dòng khí đi vào phổi đột ngột bị chặn lại do thanh môn bất chợt đóng kín gây ra tiếng nấc.
Nấc cụt là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ trong những tháng đầu đời.
Hiện tượng trẻ bị nấc cụt có thể xuất hiện trong những trường hợp sau:
+ Trẻ bị nấc cụt ngay sau khi hay trong quá trình bú bình: điều này được giải thích là do trong quá trình bú bình, trẻ nuốt quá nhiều không khí, đến một mức nào đó đủ để kích thích cơ hoành co thắt gây nên hiện tượng nấc.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột: thường thấy trong trường hợp thay đổi nhiệt độ phòng đột ngột bằng điều hòa. Do luồng khí lạnh đột ngột được hít vào phổi bé khiến trẻ bị lạnh thậm chí là thít, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nấc cụt.
+ Trẻ ăn quá no hay trẻ bị ép cho ăn khi đang quấy khóc.
+ Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal reflux disease): đây là nguyên nhân bệnh lí khá phổ biến dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ do hệ tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu đời chưa thực sự được phát triển hoàn thiện. Acid hay hơi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ làm thay đổi pH tại đây có thể là nguyên nhân dẫn đến ợ hơi và nấc cụt ở trẻ. Với những trường hợp nặng thì trẻ cần được sự thăm khám của bác sĩ thay vì tự chăm sóc ở nhà.
Tóm lại, nấc cụt là hiện tượng diễn ra rất phổ biến ở trẻ trong những tháng đầu đời và sẽ giảm dần khi bé lớn hơn (xuất hiện nhiều nhất khi trẻ được từ 2-3 tháng tuổi, giảm nhanh khi trẻ lớn hơn và giảm rõ rệt khi trẻ được 1 tuổi).
Thông thường, cơn nấc của trẻ sẽ kéo dài khoảng 2-3 phút, tần suất có thể lên đến vài lần một ngày tùy cơ địa từng trẻ, tuy nhiên sẽ nhanh chóng tự mất đi. Vì vậy, nếu không phát hiện điều gì bất thường khác thì mẹ bé đừng vội lo lắng vì tình trạng này nhé.
Nấc cụt ít khi gây khó chịu cho trẻ (khác với nấc cụt ở người lớn) và đa số không gây nguy hiểm gì cho trẻ rồi sẽ tự mất đi sau vài phút. Tuy nhiên, hiện tượng nấc kéo dài với tần suất nhanh (có thể lên đến gần 60 lần/phút) có thể gây khó chịu, nôn trớ cho trẻ khi ăn hay sau ăn no. Do đó, chúng tôi xin mách mẹ một số cách cắt cơn nấc nhanh chóng cho trẻ sau:
Cho trẻ bú sữa hay uống nước sẽ giúp đẩy lùi nhanh cơn nấc.
Đây là cách làm đơn giản song cũng rất nhanh chóng giúp trẻ hết nấc cụt. Với trẻ đã ăn dặm mẹ có thể cho trẻ uống từ từ hết 100ml nước đun sôi để nguội. Với trẻ sơ sinh thay vì cho uống nước, mẹ hãy cho trẻ bú mẹ hay bú bình sữa ngoài đúng cách đảm bảo cơn nấc sẽ bị cắt đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, cách làm này mẹ không nên áp dụng trong trường hợp trẻ bị nấc do ăn quá no, như vậy sẽ chỉ càng khiến trẻ thêm khó chịu mà thôi.
Phương pháp này rất có hiệu quả trong trường hợp trẻ bị nấc cụt do ăn quá no. Mẹ hãy bế vác trẻ, nhẹ nhàng đặt cằm của bé lên hõm vai của mình, để cả cơ thể bé tựa vào phía trên ngực của mẹ. Mẹ hãy dùng tay vuốt nhẹ nhàng hay vỗ nhẹ vào lưng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới cho đến khi trẻ không còn nấc nữa.
Vỗ nhẹ và dứt khoát vào lưng trẻ sẽ khiến cơn nấc mau chóng tan biến.
Mẹ hãy dùng 2 ngón tay út của mình bịt kín 2 lỗ tai của trẻ khoảng nữa phút. Hay mẹ có thể bóp 2 cánh mũi trẻ đồng thời dùng 2 ngón tay khác giữ 2 môi của trẻ (tức là cho trẻ nín thở) 2-3 giây rồi bỏ ra, nghỉ 2-3 giây rồi lặp lại khoảng 10-15 lần trẻ sẽ hết nấc.
Lưu ý: phương pháp này không nên áp dụng cho trẻ đang bị khò khè khó thở vì lúc đó phổi của trẻ đang thông khí không tốt vì vậy tránh cho trẻ phải nín thở nữa sẽ có thể dẫn đến khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ bú đúng cách cũng rất quan trọng cho việc phòng ngừa và cắt cơn nấc.
Nếu trẻ thường xuyên bị đầy hơi hay nấc cụt sau khi bú mẹ thì mẹ nên xem xét và thay đổi tư thế bú cho con. Mẹ nên nhấc cao đầu trẻ trong khi bú, tránh để trẻ nằm ngang trong khi bú mẹ hay bú bình vì dễ gây sặc và nấc cụt. Mẹ cần đảm bảo trẻ luôn ngậm ti kín miệng (cách tốt nhất mẹ nên để trẻ ngậm cả quần vú thay vì chỉ ngậm mỗi đầu vú) có như vậy mới hạn chế được lượng không khí trẻ nuốt vào cùng với sữa mẹ trong lúc bú.
Với những trẻ bú chậm hay giữa các lần chuyển tay cho con bú, mẹ nên cho trẻ dừng lại một chút để ợ bớt hơi đã nuốt phải trong quá trình bú.
Đối với trẻ lớn hơn, một mẹo chữa nấc cụt rất hay mà mẹ có thể tham khảo đó là cho trẻ ăn một chút đường. Vị ngọt của đường sẽ đánh lừa các dây thần kinh giúp giảm sự co thắt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được khuyến cáo cho trẻ lớn hơn đã trong độ tuổi ăn 6/ Dùng mật ong.
Phương pháp này cũng rất hữu hiệu trong việc chữa nấc cụt cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi thôi mẹ nhé, vì ở trẻ nhỏ hơn, mật ong không những không an toàn mà còn có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.
Mật ong có tác dụng cắt cơn nấc rất tốt với trẻ trên 12 tháng tuổi.
Đối với trẻ trên 1 tuổi, khi trẻ bị nấc cụt, mẹ hãy dùng một miếng gạc quấn vào đầu ngón tay rồi chấm một chút mật ong bôi vào lưỡi cho trẻ.
Lưu ý: Không phải phương pháp chữa nấc cụt nào cũng có thể áp đụng được cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ví dụ như ở người lớn bị nấc cụt, có thể sử dụng mẹo làm giật mình để đánh lừa các dây thần kinh nhưng với trẻ em thì tuyệt đối không được dùng cách này, việc này sẽ khiến trẻ sợ hãi, hay giật mình hoặc có thể khóc thét trong đêm.
Nấc cụt tuy không dễ ngăn ngừa do nguyên nhân không phải lúc nào cũng rõ ràng hay đơn giản đó chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm được một số việc cơ bản sau biết đâu sẽ giảm thiểu được tình trạng nấc cụt cho con:
+ Không cho trẻ ăn quá no hay ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc.
+ Giữ trẻ ở tư thế thẳng khoảng 20-30 phút sau mỗi lần bú.
+ Đối với trẻ bú bình cần chọn loại núm vú giả mềm, có kích thước vừa miệng trẻ, tránh kích thước quá to sẽ làm trẻ nuốt nhiều không khí hơn khi bú, như vậy vừa ngăn ngừa được tình trạng nấc cụt của trẻ vừa tránh cho trẻ bị đầy hơi.
+ Giữ ấm cho trẻ đúng cách, tuyệt đối không thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ một cách đột ngột, điều này vừa không tốt cho hô hấp của trẻ, vừa khiến trẻ bị nấc cụt không ngừng.
Nấc cụt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi và đa phần là không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp con bạn bị nấc cụt liên tục kéo dài trên 48 tiếng kèm theo các biểu hiện khó chịu của trẻ hay những cơn nấc cụt thường xuyên làm phiền đến giấc ngủ của trẻ thì mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lí nghiêm trọng hơn ở trẻ.
Kết luận: Nấc cụt ở trẻ đa phần là không gây nguy hiểm nhưng nếu mẹ biết cách ngăn ngừa cũng như xử lí tốt thì sẽ đảm bảo được trẻ luôn được thoải mái và ngoan ngoãn suốt cả ngày. Chúc con hay ăn mau lớn và khỏe mạnh mẹ nhé.
Tin liên quan
Dầu tắm gội cho bé Elemis đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ thông thái. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt? Cùng...
Sữa tắm chống cảm cho bé càng trở nên hot hơn bao giờ hết mỗi khi mùa đông về. Vậy mẹ đã biết sữa tắm chống cảm thực chất là gì? Loại nào...
Trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ xíu, cũng khiến da biểu tình bằng cách nổi rôm, hăm, chàm sữa,...
Dùng sữa tắm Elemis cho bé bị chàm sữa, rôm sảy có hiệu quả không? Sản phẩm có an toàn không? Giá sữa tắm Elemis là bao nhiêu? Hãy...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc