Táo bón ở trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu là phân khô và rắn hơn bình thường khiến việc đi tiêu của trẻ gặp khó khăn và trẻ bị đau rát thậm chí có thể chảy máu khi đi tiêu. Nếu phân bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể sẽ khiến trẻ sơ sinh bị đau vùng bụng và bỏ ăn. Tùy vào tháng tuổi và chế độ ăn mà có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh lắm mẹ nhé
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Sở dĩ như vậy vì sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và thành phần chất xơ hòa tan hỗ trợ tốt cho đường ruột của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nhiều mẹ phân vân là mặc dù bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhưng trẻ vẫn bị táo bón.
Nhiều bà mẹ còn cho rằng do sữa mình quá nóng nên dẫn tới hiện tượng táo bón của con. Nhưng thực tế thì do chính cách cho con bú của mẹ không đúng đã khiến trẻ bị táo bón. Mẹ nên cho trẻ bú đủ lượng sữa bé cần. Cách khắc phục đơn giản chỉ là cho trẻ bú nhiều hơn cả về số lần và thời gian mỗi lần bú.
Bú mẹ chưa đủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh
Hơn thế, sữa mẹ còn chứa hormone Motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân của trẻ di chuyển dễ dàng hơn và được đẩy ra ngoài một cách đều đặn. Vì vậy việc đi tiêu của trẻ sơ sinh là khá dễ dàng vì sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa hơn các loại sữa công thức khác.
Cơ thể trẻ sơ sinh nước chiếm khoảng 70-80% trọng lượng cơ thể. Do đó chế độ ăn uống có đủ nước hay không ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều. Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nên rất dễ bị ảnh hưởng, trẻ có thể bị táo bón do thiếu nước.
Hay khi trẻ uống sữa công thức không có hoặc ít chất xơ hòa tan, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Giống như ở người lớn, thiếu nước và chất xơ sẽ dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh
Chế độ ăn của mẹ ít nước, quá nhiều chất đạm, ít chất xơ và quả chín hay sữa uống quá đặc có thể khiến trẻ bị táo bón. Hay việc mẹ sử dụng viên bổ sung sắt, calci, ăn đồ cay nóng… cũng dễ dẫn đến tình trạng táo bón cả ở mẹ và con. Khi mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón hơn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài thường có khả năng bị táo bón cao hơn do sữa ngoài khó tiêu hóa hơn và cũng ít chất sơ hòa tan hơn sữa mẹ.
Mặc dù hiện tượng tổn thương thực thể đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% nguyên nhân gây táo bón, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến trẻ. Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh ở trẻ như đại tràng bị phình to (bệnh Hirschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh ra.
Táo bón ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết, tuy nhiên các bà mẹ thường có kết luận vội vàng khi trẻ mới chỉ có một trong những dấu hiệu của táo bón.
Khi thấy trẻ bị căng thẳng mỗi khi đi đại tiện, hầu hết các mẹ thường nghĩ ngay đến táo bón. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng vậy.
Tình trạng trẻ căng thẳng hay rên rỉ khi đi đại tiện xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 4-6 tuần tuổi. Khi đó, trẻ sơ sinh đang bắt đầu nhận thức được cơ thể mình, trẻ hoàn toàn có thể căng thẳng khi trẻ học cách điển khiển cơ thể tống phân ra ngoài. Dấu hiệu này sẽ giảm dần khi trẻ sơ sinh học được cách đi tiêu. Tuy nhiên các mẹ vẫn cần theo dõi nếu trẻ căng thẳng kèm với quấy khóc lại là một bất thường cần chú ý.
Căng thẳng khi đi tiêu dễ khiến mẹ nhầm lẫn về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Sự thay đổi tần suất đi tiêu là một trong những dấu hiệu đầu tiên của táo bón. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh điều này dường như không hoàn toàn đúng. Với sinh lí bình thường, tần suất đi tiêu thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 2-6 tuần tuổi, đặc biệt với những trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ. Và dĩ nhiên các mẹ cũng không nên đánh đồng giữa việc tần suất đi tiêu giảm với việc con mình bị táo bón.
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 2-6 tuần tuổi, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, do đó trẻ có thể tiêu hóa và hấp thu hầu như toàn bộ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kết quả là lượng phân của trẻ sẽ ít dẫn đến số lần đi tiêu của trẻ giảm hẳn.
Như vậy, các mẹ khi thấy trẻ đi tiêu ít thì chớ vội kết luận con bị táo bón mà hãy theo dõi thêm. Nếu trẻ vẫn tăng cân đều, không quấy khóc, không căng thẳng khó chịu thì có thể kết luận trẻ hoàn toàn không bị táo bón.
Từ nhận thức sai lầm về táo bón ở trẻ sơ sinh, nhiều bà mẹ đã phải ân hận khi tự điều trị táo bón cho con trong khi trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh.
Từ việc thay đổi công thức sữa cho con uống hay thay hoàn toàn sữa mẹ bằng sữa ngoài vì nghĩ rằng sữa của mình “quá nóng” dẫn đến tình trạng táo bón cho con. Vô hình chung các bà mẹ đã tự lấy đi nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con mình.
Bên cạnh đó, nghiêm trọng hơn là việc nhiều bà mẹ còn có thói quen sử dụng các thuốc thụt tháo hậu môn cho trẻ. Các thuốc này gây tổn hại rất lớn cho cơ thể trẻ trong khi có thể trẻ đang hoàn toàn không bị táo bón.
Dùng thuốc thụt tháo hậu môn trị táo bón ở trẻ sơ sinh ẩn chứa tác hại khôn lường đối với trẻ
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, việc sử dụng thuốc thụt tháo để giải quyết táo bón không được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thứ nhất, các thuốc thụt tháo gây lệ thuộc thuốc, làm mất phản xạ đi tiêu của trẻ. Thứ hai, các thuốc này sẽ gây tổn thương trực tiếp đến vùng hậu môn vốn vẫn còn rất mong manh của trẻ. Chưa kể đến, thực sự có thể trẻ đang không hề bị táo bón như mẹ nghĩ.
Các mẹ chỉ kết luận con mình bị táo bón khi thấy trẻ có đầy đủ 3 dấu hiệu của táo bón sau đây:
Phân của trẻ bình thường sẽ mềm hoặc chảy nước, có màu vàng hoặc hơi xanh với những lốm đốm giống hạt. Tần suất đi tiêu của trẻ khoảng 1-2 lần/tuần. Trường hợp này sẽ có nhiều trẻ không đi tiêu thường xuyên nhưng điều này không có nghĩa trẻ đang bị táo bón.
Trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ ít khi bị táo bón do sữa trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn sữa mẹ. Tuy nhiên trường hợp này sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh, vì vậy mẹ cần có chế độ ăn phù hợp bổ sung nhiều chất sơ để con bú mẹ cũng không gặp phải tình trạng táo bón.
phân trẻ sơ sinh bình thường sẽ mềm, có màu xám xanh đến vàng nâu tùy thuộc vào loại sữa công thức cho trẻ uống. Tần suất đi tiêu của trẻ khoảng 1-2 lần/1-2 ngày. Những trẻ uống sữa ngoài sẽ bị táo bón thường xuyên hơn do sữa công thức không dễ tiêu hóa như sữa mẹ hoặc không phù hợp với cơ thể của trẻ.
Mẹ chỉ nên xác định táo bón ở trẻ sơ sinh khi có đầy đủ 3 dấu hiệu trên nhé
Như vậy, các mẹ cần nhận thức đầy đủ về táo bón ở trẻ sơ sinh để tránh trường hợp mẹ sử dụng những biện pháp trị táo bón sai lầm cho con trong khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Hay khi nhận thấy trẻ có đầy đủ dấu hiệu bị táo bón thực sự, các mẹ cũng đừng lo lắng vì việc xử trí tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh cũng không hề khó khăn chút nào. Các mẹ có thể sử dụng các phương pháp hoàn toàn tự nhiên để điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả mà lại không mang lại những tác hại không đáng có cho con.
Kết luận: Táo bón ở trẻ sơ sinh tưởng chừng như rất dễ nhận biết nhưng cũng rất dễ gây nhầm lần, hoang mang cho các mẹ phải không nào. Các mẹ hãy tìm hiểu thật kĩ về vấn đề này trước khi đi đến kết luận con bị táo bón để tránh những hậu quả đáng tiếc không đáng có các mẹ nhé.
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc