Vàng da sau sinh thường gặp do hiện tượng tăng bilirubin gián tiếp trong máu, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ sinh non. Bệnh xuất hiện sớm trong vòng 72 giờ đầu sau sinh và tự khỏi sau 7 ngày đối với vàng da sinh lý và kéo dài, để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn thậm chí tử vong nếu không được thăm khám kịp thời đối với vàng da bệnh lý.
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh:
- Thứ nhất: nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là sau sinh ở trẻ diễn ra sự thay máu: các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, trong khi đó gan trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh nên không kịp đào thải làm cho trẻ bị vàng da.
Trong trường hợp này thể nhẹ sẽ dẫn đến vàng da sinh lý, thể nặng sẽ dẫn đến vàng da bệnh lý.
Hiện tượng vàng da sơ sinh là do tăng cao Bilirubin trong máu trẻ.
- Thứ hai: Do sự không tương thích giữa nhóm máu của mẹ và con. Tình trạng này có nghĩa là mẹ có nhóm máu Rh- trong khi con lại là nhóm Rh+.
Hiện tượng vàng da của trẻ sơ sinh có nguyên nhân từ sự khác nhóm máu giữa mẹ và con thường hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng, thường được chẩn đoán từ trước khi sinh và cần có sự can thiệp phù hợp.
- Thứ ba: chứng vàng da ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân khác từ bệnh viêm gan và hẹp ống dẫn mật. Tình trạng này là do ống dẫn mật phát triển lệch đi so với ống dẫn mật bình thường và dẫn tới vàng da bệnh lý.
Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng hoặc dưới đèn tuýp, khi đó màu vàng sẽ dễ dàng được cảm nhận bởi mắt thường hơn.
Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra; nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
Một số biểu hiện bất thường của bé như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi ngoài phân su.
Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Vàng da được chia thành 2 mức độ:
Đưa trẻ ra nơi đủ ánh sáng hoặc dưới đèn tuýp để nhận biết rõ hơn tình trạng vàng da.
- Vàng da sinh lý: là thể vàng da ở mức độ nhẹ, xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Hiện tượng này sẽ tự hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
Trường hợp này, chất Bilirubin ở giới hạn thấp nên không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ vì vậy
không cần điều trị và không nguy hiểm.
- Vàng da bệnh lý: là thể vàng da ở mức độ nặng hay do nguyên nhân bệnh lý như bệnh viêm gan hay hẹp ống dẫn mật, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
Với vàng da bệnh lý, chất Bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, bilirubin có nguy cơ thấm vào não (vàng da nhân) gây tổn thương não không hồi phục được. Nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn hay tử vong.
Việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh. Vậy nên, cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ với các dấu hiệu sau:
– Hầu hết trẻ sơ sinh sau 2 – 3 ngày là bị vàng da sinh lý, còn nếu bị vàng da trong 1- 2 ngày sau sinh thì gần như 80 – 90% là vàng da bệnh lý. Đối với trẻ sơ sinh sau ngày thứ 3 mới bị vàng da thì ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải luôn quan sát để ý. Đặc biệt phải quan tâm đến vàng da ở trẻ sinh non vì não của những trẻ này chưa hoàn thiện nên dù lượng Bilirubin dù thấp hơn ngưỡng cho phép thì đã phải chiếu đèn điều trị.
– Trẻ sẽ bị vàng da toàn thân, nhưng quan sát bằng mắt thường thì vàng da biểu hiện ở phần đầu nhiều nhất. Nếu trẻ chỉ vàng da ở trên đầu, nói chung là mức độ nhẹ. Nhưng nếu thấy trẻ có vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân thì mức độ bệnh đã rất nặng, cần phải đưa tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định. Tốt nhất, nếu thấy da vàng rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới viện ngay.
– Nếu trẻ vàng da chỉ ở phần đầu, nhưng là trẻ sinh non, hoặc vàng da phần đầu, ngực nhưng lại có các triệu chứng nôn trớ, bú khó khăn, bú kém, hay quấy, khóc, ngủ li bì hay có bất cứ những dấu hiệu khác lạ khác thì hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Mức độ nặng hơn trẻ có thể bị co giật, li bì, hôn mê, bỏ bú nhưng ít sốt. Đây là những biểu hiện sớm cho thấy vàng da đã có thể ảnh hưởng đến não.
Trong khoảng thời gian đầu sau sinh, mẹ cần quan sát thường xuyên xem trẻ có các dấu hiệu vàng da hay không và để phân biệt vàng da sinh lý với vàng da bệnh lý.
Có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng như sau:
Tắm nắng giúp làm giảm vàng da sinh lý.
Mẹ cần phải đưa đến cơ sở y tế để có những phương pháp chữa trị phù hợp.
Một, cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
Hai, chiếu đèn: là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.
Ba, thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
Chiếu đèn là phương pháp phổ biến và hiệu quả để chữa trị vàng da sơ sinh.
Tóm lại, ranh giới giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý rất mong manh. Hơn thế nữa, có những bé dù không có triệu chứng của vàng da, không nôn, vẫn chơi bình thường nhưng chất Bilirubin đã thấm vào não. Chính vì vậy, nếu có điều kiện, tốt nhất các bà mẹ nên cho con tới viện khám để được lấy máu kiểm tra để biết chính xác tình trạng tăng Bilirubin của con mình, để từ đó các những phương pháp điều trị phù hợp.
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc