Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban chỉ bằng một thao tác đơn giản

Lượt xem: 3456

Sự khác biệt về tác nhân gây bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết. 

Sốt phát ban là một loại bệnh do virus gây ra, thường gặp trong thực tế với 2 dạng của bệnh là bệnh sởi do virus sởi gây nên và bệnh rubella do virus gây bệnh rubella. Hai loại virus này thường được lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc nói chuyện, giao tiếp.

Sốt phát ban thường lây qua đường hô hấp trong khi sốt xuất huyết lại lây truyền qua đường muỗi đốt nên nguy cơ bùng phát dịch rất cao.

Sốt xuất huyết cũng là một bệnh gây nên bởi virus nhưng là một loại virus có tên là Dengue (dân gian hay gọi là sốt Đanh). Loại virus này kí sinh trong cơ thể muỗi, đặc biệt là muỗi vằn, sau đó theo quá trình muỗi đốt người mà lây lan nguồn bệnh.

Triệu chứng điển hình của sốt phát ban và sốt xuất huyết ở trẻ. 

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ trong 2 năm đầu đời, thông thường mỗi trẻ sẽ mắc ít nhất một lần trong đời tuy nhiên tốc độ lây lan không quá nhanh và rộng, do đó ít tạo thành dịch. Thời gian ủ bệnh thường là 1 tuần, dài hơn có thể lên đến 2 tuần.

Triệu chứng: Thời kì khởi phát bệnh, trẻ sẽ có triệu chứng đầu tiên là sốt, thậm chí là sốt cao đột ngột thành từng đợt, kéo dài 3-5 ngày. Sau đó, sốt giảm dần và dấu hiệu ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể trẻ, thường bắt đầu từ mặt, gáy rồi lan dần xuống thân. Ban đỏ sẽ xuất hiện và mất dần đi sau khoảng 3-5 ngày. Giai đoạn sốt, trẻ có thể kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi, hạch sưng ở cổ, nách.

Những nốt ban đỏ là triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban ở trẻ.

Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào mùa muỗi sinh sản mạnh (từ tháng 8-10 trong năm). Cùng với đó là tốc độ lây lan nhanh nên nguy cơ tạo thành dịch bùng phát cao. Thời gian ủ bệnh thường là 6-8 ngày, có khi lên đến 15 ngày.

Triệu chứng:

+ Trẻ quấy khóc do đau đầu, đau mình mẩy, xung huyết ở kết mạc (có các vằn máu đỏ ở lòng trắng mắt).

+ Giống sốt phát ban, trẻ bị sốt xuất huyết cũng có triệu chứng sốt cao đột ngột có thể co giật, kéo dài 2-7 ngày, ngoài ra còn kèm theo đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, gan to (cho trẻ đi khám có thể sờ thấy bờ gan to xuống dưới hạ sườn phải). Hạ sốt trong sốt xuất huyết thường dùng Paracetamol đơn chất, đặc biệt không dùng Aspirin do nguy cơ xuất huyết sẽ nặng hơn.

+ Hiện tượng xuất huyết: thông thường từ ngày thứ 2 trở đi, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt xuất huyết màu đỏ dưới da và niêm mạc. Những nốt xuất huyết trên da có thể gây nhầm lẫn với nốt phát ban trong bệnh sốt phát ban ở trẻ. Ở da, dấu hiệu xuất huyết rõ nhất ở mặt trước cẳng chân, mặt trong cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. Ở niêm mạc, dấu hiệu xuất huyết thường biểu hiện qua hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng… Nặng hơn có thể có xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, trẻ đi đại tiện ra máu.

+ Sốc là giai đoạn nặng của bệnh nếu trẻ không được điều trị kịp thời, biểu hiện: trẻ mệt li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít có thể nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Những nốt đỏ xuất hiện trên da bé trong bệnh sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với những ban đỏ trong bệnh sốt phát ban ở trẻ.

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết ở trẻ khá giống nhau với 2 dấu hiệu đặc trưng là sốt và xuất hiện các nốt đỏ khắp cơ thể. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của 2 bệnh lại hoàn toàn khác nhau, trong đó trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn và chăm sóc tại bệnh viện để tránh những diễn biến nặng của bệnh, đó là các triệu chứng xuất huyết nội tạng, chảy máu toàn thân, sốc thậm chí là tử vong.

Làm sao để phân biệt nhanh chóng sốt xuất huyết và sốt phát ban? 

Bác sĩ mách mẹ một phương pháp cực kì đơn giản để phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban như sau:

Khi trẻ xuất hiện các nốt đỏ ở da, mẹ hãy lấy 2 ngón tay đặt 2 bên của một nốt đỏ trên da, sau đó ấn nhẹ và làm căng vùng da có nốt đỏ của trẻ. Nếu nốt đỏ biến mất khi da bị căng ra thì đó chính là những ban đỏ trong sốt phát ban. Còn trong trường hợp nốt đỏ không biến mất thì đó chính là chấm xuất huyết trong bệnh sốt xuất huyết.

Chỉ cần một thao tác đơn giản mẹ có thể phân biệt trẻ bị sốt phát ban hay sốt xuất huyết.

Ngoài ra, 2 bệnh cũng có một số biểu hiện khác nhau mà mẹ có thể dùng phân biệt như: trẻ bị sốt xuất huyết thường có kèm theo đau bụng hay hiện tượng xung huyết ở kết mạc mắt.

Tuy nhiên, mẹ đừng ngần ngại mang trẻ đi khám tại bệnh viện khi không chắc chắn phân biệt được các dấu hiệu bệnh ở trẻ hay còn nghi ngại về các dấu hiệu khác của trẻ. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được xét nghiệm công thức máu để khẳng định chắc chắn trẻ bị bệnh gì. Thông thường, trong bệnh sốt xuất huyết số lượng tiểu cầu trong máu của trẻ sẽ giảm mạnh, đây sẽ là dấu hiệu vàng để khẳng định trẻ có bị sốt xuất huyết hay không.

Phòng bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết hiệu quả cho trẻ tại nhà. 

Dựa vào con đường lây bệnh của virus mà các mẹ có thể rút ra được những biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho con.

Với bệnh sốt phát ban, hiện nay đã có vaccin 3 trong 1 MMR được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 12-15 tháng tuổi và được tiêm nhắc lại một lần khi trẻ 4-6 tuổi. Đây là biện pháp phòng ngừa sốt phát ban hiệu quả nhất cho trẻ tính đến thời điểm này. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện vệ sinh sạch sẽ tay chân miệng và môi trường sống của trẻ cả ở nhà và nhà trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi ngờ bị sốt phát ban.

Tiêm vaccin để tạo miễn dịch chủ động giúp trẻ phòng bệnh một cách tốt nhất.

Với bệnh sốt xuất huyết, hiện nay vaccin phòng chống sốt xuất huyết Dengue còn đang trong quá trình thử nghiệm. Do đó, cách duy nhất để phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ và cả mọi người trong gia đình là tránh để muỗi đốt bằng những biện pháp như: mắc màn khi đi ngủ, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tiêu diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy, có thể cho trẻ sử dụng các loại kem bôi da chống muỗi có nguồn gốc thiên nhiên an toàn cho trẻ.

Sốt xuất huyết và sốt phát ban ở trẻ tuy có những triệu chứng khá giống nhau nhưng cũng không quá khó để phân biệt phải không các mẹ. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc !

Tin liên quan

Bệnh chàm khô ở trẻ em! Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả!

Bệnh chàm khô ở trẻ em! Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả!

30/11/2020 | 10:55

Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...

Bé bị lác sữa! Mẹ cần làm ngay những điều này!

Bé bị lác sữa! Mẹ cần làm ngay những điều này!

12/10/2020 | 16:12

  Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...

Thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh sử dụng thế nào là đúng cách?

Thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh sử dụng thế nào là đúng cách?

12/10/2020 | 15:35

Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...

Những điều cần biết khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm

Những điều cần biết khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm

29/09/2020 | 22:33

Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS

Hotline 1:0982.636.036

Hotline 2:0911.636.036

Video giới thiệu sản phẩm

VideoGiới thiệu sữa tắm thảo dược Elemis VideoÔng bố 8x tắm cho con chuẩn như y tá tại bệnh viện VideoKiêng cữ sau sinh đơn giản với sản phẩm xông tắm sau sinh Dao'spa mama VideoMẹ chọn sữa tắm cho bé – mát da ngăn ngừa rôm sảy

Đăng ký nhận tin

Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé

Tin nổi bật

Chất lượng, chính hãng 100%

Chất lượng, chính hãng 100%

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc