Phân biệt vàng da sinh lí – vàng da bệnh lí để tránh hậu quả khôn lường cho con!

Lượt xem: 1237

1. Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sinh non thiếu tháng và một tỉ lệ khá nhỏ ở trẻ sinh đủ tháng. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng vàng da ở trẻ là do nồng độ bilirubin tự do của trẻ - một chất mang sắc tố màu vàng và không tan trong nước - tăng cao trong máu.

 

Vàng da xảy ra hầu hết ở trẻ sinh non thiếu tháng do hệ thống enzym gan chưa phát triển, chưa thể chuyển hóa và đào thải bilirubin tự do ra khỏi cơ thể.

Vàng da xảy ra hầu hết ở trẻ sinh non thiếu tháng do hệ thống enzym gan chưa phát triển, chưa thể chuyển hóa và đào thải bilirubin tự do ra khỏi cơ thể.

 

Nồng độ bilirubin tự do tăng là kết quả của việc các tế bào hồng cầu trong máu trẻ bị phá vỡ hàng loạt, tình trạng này có thể do trong quá trình chuyển dạ, máu mẹ và máu con hòa lẫn vào nhau, một phần kháng thể kháng các kháng nguyên nằm trên bề mặt hồng cầu được chuyển từ máu mẹ sang máu con, điều này dẫn đến hồng cầu trong máu trẻ bị phá vỡ hàng loạt giải phóng lượng lớn bilirubin tự do vào máu.

Bình thường, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra sau 24h sau sinh và mất đi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp vàng da bệnh lí (ví dụ như trong trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con Rh(-) và Rh(+)) tình trạng này sẽ kéo dài và nặng hơn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

2. Làm thế nào để nhận biết vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí?

Vàng da sinh lí

Vàng da sinh lí thường xảy ra với trẻ sơ sinh được đẻ đúng tháng hay non tháng. Dấu hiệu vàng da thường nhẹ, xuất hiện sau khi sinh 24h và thường mất đi sau khoảng 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và sau 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng.

Dấu hiệu nhận biết: trẻ bị vàng da nhẹ ở vùng mặt, cổ, ngực và phần bụng trên rốn. Đặc biệt trẻ không có hiện tượng trẻ bỏ bú mà trẻ vẫn ăn ngủ bình thường.

 

Trẻ bị vàng da sinh lí vẫn ăn ngủ tốt, không bỏ bú.

Trẻ bị vàng da sinh lí vẫn ăn ngủ tốt, không bỏ bú.

 

Trong trường hợp da trẻ mới sinh ra đỏ hồng hay đen khó nhận biết thì mẹ cũng có thể dùng mẹo như sau: lấy một ngón tay ấn xuống vùng da của trẻ để làm giãn các mạch máu sau đó bỏ tay ra, nếu vùng da đó trắng thì trẻ không có vấn đề gì còn nếu thấy vùng da đó có màu hơi vàng thì cần theo dõi hiện tượng vàng da ở trẻ.

Vàng da bệnh lí

Dấu hiệu nhận biết:

+ Nếu trẻ bị vàng da xuống cả vùng dưới rốn và chân tay thậm chí là vàng cả trong mắt thì tình trạng vàng da của trẻ là rất nặng không còn là vàng da sinh lí nữa.

+ Trẻ có thể có các dấu hiệu kèm theo như: sốt, lừ đừ, gồng cứng, co giật.

+ Tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và trên 2 tuần đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng.

+ Đặc biệt xảy ra phổ biến ở trẻ sinh non thiếu tháng.

 

Dấu hiệu vàng da, vàng niêm mạc nặng ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu vàng da, vàng niêm mạc nặng ở trẻ sơ sinh.

 

3. Tác hại không tưởng của vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh

Ngưỡng phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí rất mong manh, do đó nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm chăm con sẽ khó phân biệt được để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Vàng da bệnh lí ở trẻ khi không được điều trị kịp thời thường mang lại hậu quả nặng nề, thường gặp nhất là biến chứng bại não ở trẻ thậm chí có thể tử vong.

 

Bại não là biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở trẻ bị vàng da bệnh lí sau sinh.

Bại não là biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở trẻ bị vàng da bệnh lí sau sinh.

 

Dựa vào quá trình phân bố dược động học của chất bilirubin tự do tăng cao trong máu của trẻ có thể lí giải được những hậu quả của vàng da bệnh lí gây ra. Bilirubin tự do là chất tan trong mỡ, do đó khi tăng cao trong máu sẽ được phân bố chủ yếu đến các cấu trúc mỡ của cơ thể. Phân bố đến mô mỡ dưới da gây hiện tượng vàng da, phân bố đến niêm mạc gây hiện tượng vàng niêm mạc (niêm mạc mắt). Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi bilirubin tự do phân bố đến nhân xám não sẽ gây bại não vĩnh viễn ở trẻ (bệnh vàng da nhân não).

4. Những phương pháp điều trị hiệu quả cho vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh

Hiện nay đã có nhiều phương pháp hiệu quả cao trong việc điều trị vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh, mấu chốt quyết định chỉ là việc cần phải phát hiện sớm tình trạng bệnh để trẻ có thể được điều trị kịp thời.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có thể kết hợp 1-2 hoặc 3 cách sau:

- Soi đèn.

Biện pháp điều trị vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay là soi đèn. Trẻ sơ sinh sau khi phát hiện bị vàng da và qua xét nghiệm cho thấy nồng độ bilirubin tự do trong máu đạt ngưỡng điều trị sẽ được tiến hành điều trị bằng biện pháp soi đèn như sau:

 

Soi đèn là biện pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh có hiệu quả cao và chi phí thấp.

Soi đèn là biện pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh có hiệu quả cao và chi phí thấp.

 

+ Trẻ được cởi bỏ quần áo và được che đi phần mắt và bộ phận sinh dục.

+ Đặt trẻ nằm trong một chiếc lồng có chiếu đèn với ánh sáng có bước sóng 400-500nm là vùng chứa cực đại hấp thụ của chất bilirubin. Dưới tác dụng của ánh sáng, bilirubin sẽ bị biến đổi cấu trúc tạo thành chất dễ tan trong nước từ đó được đào thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

- Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng cho trẻ thông qua cho bú hoặc truyền dịch; truyền albumin (một loại protein liên kết với bilirubin tự do) để tránh tình trạng bilirubin tự do xâm nhập vào não; dùng một số thuốc để tăng chuyển hóa bilirubin cho cơ thể.

- Thay máu trong trường hợp trẻ có dấu hiệu tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh do bilirubin, nhằm đào thải nhanh chóng lượng bilirubin tự do trong máu trẻ.

Lưu ý: Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, cha mẹ có thể thực hiện điều trị cho trẻ tại nhà bằng cách:

+ Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, tốt nhất là nắng vào buổi sớm trước 8h.

+ Tăng cường số lần bú mẹ cho trẻ vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh bilirubin tự do trong máu trẻ ra ngoài cơ thể.

+ Theo dõi thường xuyên tình trạng vàng da ở trẻ trong 7-10 ngày sau sinh.

 

Tắm nắng thường xuyên cho trẻ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng vàng da thể nhẹ ở trẻ sơ sinh.

Tắm nắng thường xuyên cho trẻ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng vàng da thể nhẹ ở trẻ sơ sinh.

 

5. Biện pháp phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo lời khuyên của các chuyên gia, vàng da ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng một số biện pháp:

+ Trong thời gian mang thai, mẹ cần đi khám định kì để kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi và của cơ thể mẹ, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.

+ Những tháng cuối thai kì, mẹ cần hết sức hạn chế vận động, ăn uống đầu đủ chất để tránh tình trạng đẻ non làm tăng nguy cơ mắc vàng da bệnh lí cho trẻ.

+ Khuyến khích sinh con tại các cơ sở y tế uy tín để có thể theo dõi chính xác tình trạng trẻ sau sinh.

+ Trong trường hợp mẹ mang nhóm máu hiếm Rh(-) cần phải đến cơ sở y tế để tiêm 1 mũi kháng thể antiRhD ở tuần thai thứ 28 và tiêm nhắc lại trong vòng 72h sau khi sinh đứa trẻ đầu tiên mang nhóm máu Rh(+). Việc này sẽ tránh được hiện tượng bất đồng nhóm máu gây vàng da bệnh lí nặng ở người con thứ 2 cũng mang nhóm máu Rh(+).

+ Theo dõi thường xuyên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh suốt 7-10 ngày sau sinh.

Kết luận: Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản mà lại nguy hiểm không ngờ phải không các mẹ. Mong rằng sau những chia sẻ trên mẹ sẽ có được cách nhìn thật khoa học về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và sẽ có cho mình những phương pháp chăm sóc con thật tốt các mẹ nhé.

Tin liên quan

Bệnh chàm khô ở trẻ em! Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả!

Bệnh chàm khô ở trẻ em! Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả!

30/11/2020 | 10:55

Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...

Bé bị lác sữa! Mẹ cần làm ngay những điều này!

Bé bị lác sữa! Mẹ cần làm ngay những điều này!

12/10/2020 | 16:12

  Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...

Thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh sử dụng thế nào là đúng cách?

Thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh sử dụng thế nào là đúng cách?

12/10/2020 | 15:35

Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...

Những điều cần biết khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm

Những điều cần biết khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm

29/09/2020 | 22:33

Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS

Hotline 1:0982.636.036

Hotline 2:0911.636.036

Video giới thiệu sản phẩm

VideoGiới thiệu sữa tắm thảo dược Elemis VideoÔng bố 8x tắm cho con chuẩn như y tá tại bệnh viện VideoKiêng cữ sau sinh đơn giản với sản phẩm xông tắm sau sinh Dao'spa mama VideoMẹ chọn sữa tắm cho bé – mát da ngăn ngừa rôm sảy

Đăng ký nhận tin

Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé

Tin nổi bật

Chất lượng, chính hãng 100%

Chất lượng, chính hãng 100%

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc

Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc