Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện với những biểu hiện không rõ ràng, khó nhận biết. Do đó, mẹ cần phải đặc biệt chú ý quan sát dấu hiệu trạng thái của trẻ, phân của trẻ và số lần đi tiêu trong ngày.
Đối với những trẻ sơ sinh bú mẹ và uống sữa công thức thì dấu hiệu đi tiêu bình thường của trẻ cũng khác nhau.
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: phân thường mềm hoặc lỏng, mịn, có ít hạt trắng lợn cợ, thường có màu vàng nhạt hoặc vàng cam. Thường có mùi chua, không thối. Trẻ có thể đi ngoài 3-4 lần/ngày, thậm chí 5-7 lần/ngày. Tuy nhiên trẻ không có dấu hiệu bất thường và vẫn ăn ngủ tốt, tăng cân đều thì mẹ có thể kể luận bé đang phát triển rất bình thường. Đối với trẻ uống sữa công thức: Phân thường thành khuôn mềm, có hạt trắng, có màu xanh xám, vàng hoặc nâu (tùy thuộc vào loại sữa bé uống). Tần suất đi ngoài của trẻ khoảng 1-3 lần mỗi ngày hoặc mỗi 2,3 ngày vẫn là bình thường.
Có thể đánh giá và phát hiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ qua tính chất phân và số lần đi ngoài cùng với biểu hiện khác của trẻ.
Quan sát phân của trẻ có thể nhận biết trẻ có bị tiêu chảy hay không
Tính chất phân: Lỏng hơn bình thường, thậm chí là lỏng như nước, có thể có bọt. Phân thay đổi màu sắc, có mùi thối hoặc thậm chí có nhày máu.
Số lần đi tiêu của trẻ: nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể gấp đôi bình thường. Nhiều mẹ rỉ tai nhau rằng trẻ cứ đi tiêu 8-10 lần (với trẻ bú mẹ hoàn toàn) hay trên 3 lần (với trẻ uống sữa công thức) là trẻ đang bị tiêu chảy. Tuy nhiên, con số này sẽ thay đổi ở từng trẻ, do đó mẹ cần quan sát thêm cả những dấu hiệu khác của trẻ trước khi đi đến kết luận.
Dấu hiệu khác của trẻ khi bị tiêu chảy: đau bụng, mất nước (khóc không ra nước mắc, mắt trũng xuống, thóp trũng xuống…), sốt, quấy khóc…
Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng tiêu chảy xảy ra khá phổ biến do các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng rất hay gặp như:
+ Sử dụng thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại cho trẻ mà đồng thời còn tiêu diệt cả hệ vi khuẩn chí có lợi trong đường ruột của trẻ, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy xảy ra ở trẻ.
+ Do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng.
+ Do trẻ không tiêu hóa được một thành phần nào đó trong chế độ ăn (ví dụ tình trạng kém dung nạp đường lactose trong sữa mẹ ở trẻ sơ sinh).
Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng một khi mẹ chủ quan hay không kịp thời điều trị cho trẻ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường như tình trạng mất nước, mất điện giải, nguy hiểm hơn sẽ là giảm thể tích tuần hoàn và tử vong. Do đó việc phát hiện và xử lý kịp thời cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Tiêu chảy kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, đặc biệt là trẻ mới sinh.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trong trường hợp rối loạn tiêu hóa hay nhiễm khuẩn nhẹ (không sốt) không bị nhiễm dịch thì tình trạng tiêu chảy sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày.
Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ cần cho trẻ bú mẹ thường xuyên để bù nước cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống thêm dung dịch nước oresol (mua tại các hiệu thuốc tân dược), mẹ pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn và cho trẻ uống để bổ sung nước và điện giải.
Lưu ý: mẹ tuyệt đối không vì trẻ khó uống mà pha dung dịch oresol với tỉ lệ cao hơn cho trẻ uống, như vậy sẽ rất nguy hiểm và khiến cho tình trạng tiêu chảy ở trẻ thêm nặng hơn.
Ngoài ra mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay và thay tã lót cho trẻ thường xuyên để tránh trẻ bị dính phân lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Nên cho trẻ đang ăn dặm uống nước ép các loại trái cây như cam, táo, cà rốt, nước dừa để cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy ở trẻ
Đối với trẻ đang ăn dặm, mẹ vẫn cần bổ sung nước và điện giải đã mất cho trẻ bằng sữa mẹ hoặc dung dịch oresol. Lưu ý: mẹ có thể thay thế bằng nước dừa tươi trong trường hợp trẻ không chịu uống oresol.
Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm cải thiện tốt tình trạng tiêu chảy cho trẻ như: cà rốt, chuối, táo dạng xay nhuyễn, ngũ cốc.Tránh các loại thức ăn dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế phẩm từ sữa như sữa bò, phô mai, đồ ăn có đường như bánh.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng hơn cần đến gặp bác sĩ.
Lưu ý: không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.
Nếu con bạn có triệu chứng tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đến tìm gặp ngay bác sĩ để có thể điều trị kịp thời:
+ Sốt cao.
+ Trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày.
+ Trẻ khóc ré lên khi mẹ ấn nhẹ ngón tay vào bụng.
+ Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.
+ Trẻ có dấu hiệu mất nước: miệng khô, khóc không ra nước mắt, mắt trũng xuống, thóp trũng xuống, da khô…
Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ không nguy hiểm nếu mẹ tinh ý phát hiện và xử lý kịp thời. Với những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con yêu của mình phát triển thật tốt. Hãy theo dõi trang để đọc thêm những bài viết thật bổ ích cho mẹ và bé nhé.
Tin liên quan
Bệnh chàm khô ở trẻ em không phải là bệnh lý khó gặp. Da bé quá khô sẽ gây nứt nẻ và dẫn đến tình trạng viêm da. Nếu không...
Bé bị lác sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi em bé của mẹ bị lác sữa, hiểu...
Trong quá trình điều trị chàm sữa, việc sử dụng thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh là thực sự cần thiết để bé nhanh chóng lành bệnh. Tuy...
Khi bé bị chàm sữa, vùng da bị tổn thương sẽ rất khô và bong tróc thành từng mảng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm là điều cần...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc