Trẻ sơ sinh bị hăm mông sẽ rất nóng rát và khó chịu. Vậy bệnh có tự khỏi được không và mấy ngày là khỏi? Cùng đi tìm hiểu nhé!
Trẻ sơ sinh bị hăm mông chủ yếu là do thói quen chăm sóc thường ngày của mẹ. Chỉ vài phút lơ là tưởng chừng như vô hại thôi cũng có thể là tác nhân gây ra bệnh hăm ở bé. Cùng điểm qua những sai lầm mà các mẹ hay mắc phải nhé!
Trẻ bị hăm mông mấy ngày là khỏi?
Rất nhiều trường hợp là do không có điều kiện kinh tế hoặc do không tìm hiểu kỹ càng về chất liệu cũng như nguồn gốc xuất xứ mẹ vô tình lựa chọn phải loại bỉm kém chất lượng. Những loại bỉm này thường có độ thấm hút kém, chất liệu thô ráp, chứa hương liệu tổng hợp… sẽ khiến làn da mỏng manh của con bị kích ứng, luôn ẩm ướt và tạo điều kiện cho hăm phát triển.
Mông, bẹn là những vùng da rất dễ bị vi khuẩn có hại tấn công và bị hăm. Đóng bỉm sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm. Cụ thể như là:
- Lạm dụng bỉm quá nhiều da không được thông thoáng
- Mẹ đóng bỉm quá chật, không đúng size
- Không thay bỉm thường xuyên
- Không vệ sinh sạch sẽ vùng da mông, không lau khô trước khi đóng bỉm.
- Thay đổi loại bỉm mới “lạ” cũng có thể khiến bé bị kích ứng da.
Đóng bỉm sai cách cũng là nguyên nhân bé bị hăm mông
Nhiều mẹ thường có thói quen thoa phấn rôm sau mỗi khi tắm và vệ sinh cho con. Tuy nhiên nếu thoa không đúng cách, thoa khi da chưa khô hẳn, dùng với lượng phấn lớn… sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, bí bách và khiến hăm bùng phát nhanh chóng.
Hóa chất, hương liệu… trong sữa tắm, xà phòng cũng là tác nhân gây ra bệnh hăm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lựa chọn sản phẩm không phù hợp với làn da mỏng manh nhạy cảm của bé sẽ là tác nhân khiến bé dễ mắc phải bệnh hăm hơn.
Bệnh hăm thực ra không quá nguy hiểm, có thể sẽ khỏi hẳn chỉ sau từ 2 - 3 ngày nếu mẹ chăm sóc vùng da bị hăm đúng cách. Tuy nhiên nếu cứ để đó, không chữa kịp thời có thể khiến da bé bị lở loét, chảy máu, xuất hiện mụn mủ, nhiễm trùng da… Do đó mẹ cần hiểu đúng về bệnh tránh xa các tác nhân gây hăm kết hợp vệ sinh da đúng cách để nhanh chóng “đuổi” hăm cho bé.
Chăm sóc đúng cách để đẩy lùi hăm mông
Trẻ sơ sinh bị hăm mông sẽ rất đau và khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và giấc ngủ của con, là nguyên nhân gián tiếp khiến bé phát triển chậm. Bởi vậy việc chữa hăm cho bé là thực sự cấp thiết, mẹ cần làm ngay những điều dưới đây khi bé mới chớm bị hăm:
- Kiểm tra loại tã, bỉm bé đang sử dụng: Nếu bỉm không đạt yêu cầu như có mùi hương liệu tổng hợp, chất liệu tã thô ráp, tã quá nhỏ so với bé… thì mẹ cần đổi loại bỉm khác chất lượng hơn cho con.
- Đóng bỉm đúng cách: Cách 3 - 4h hãy thay bỉm 1 lần cho con, kể cả bỉm không đầy. Nhớ kiểm tra tã thường xuyên, thay bỉm lập tức khi phát hiện bé đi đại tiện. Vệ sinh sạch sẽ và lau khô cẩn thận mỗi khi thay bỉm. Cho bé được “thả rông” ít nhất vài tiếng một ngày.
- Nói không với phấn rôm, xà phòng, sữa tắm: Hãy sử dụng sản phẩm dành riêng cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh, điển hình là nước tắm thảo dược thay vì sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu tổng hợp, hóa chất… Ưu tiên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên để an toàn cho da bé và giúp da bé nhanh chóng hồi phục.
- Dùng đúng thuốc chữa hăm đúng cách: Mẹ có thể sử dụng nước lá chè xanh, kem bôi trị hăm… nhưng hãy đảm bảo thật an toàn cho bé và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hoặc đơn giản hơn mẹ có thể chữa hăm bằng Nước tắm thảo dược Elemis, vừa an toàn lại có hiệu quả cao.
- Lựa chọn quần áo mỏng nhẹ: Quần áo của các bé nên được làm từ các chất liệu thấm hút tốt, mỏng nhẹ, thoáng mát để bé được thoải mái hơn, tránh gây kích ứng da và giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh chóng hơn.
Tắm bé với Elemis để phòng tránh hăm tã cho bé yêu
Nếu vùng da bị hăm có các triệu chứng như lở loét, chảy máu, dấu hiệu nhiễm trùng và lan rộng ra các bộ phận khác thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay lập tức. Trẻ sơ sinh bị hăm ở mông là hiện tượng rất hay gặp và không quá nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng nên chăm sóc bé cẩn thận hơn, tìm hiểu thêm các kiến thức xoay quanh vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em để hành trình chăm con trở nên nhàn tênh.
Nếu còn có vấn đề thắc mắc xoay quanh chủ đề “Trẻ sơ sinh bị hăm mông” mẹ vui lòng liên hệ đến hotline 0982.636.026 / 0911.636.036 để được giải đáp cụ thể.
Xem thêm: Trẻ bị hăm nặng chữa mãi không khỏi lý do vì sao?
Xem thêm: Thuốc trị hăm và những điều mẹ cần phải biết trước khi sử dụng cho con
Tin liên quan
Bé gái có nguy cơ mắc bệnh hăm tã nhiều hơn các bé trai. Vậy mẹ phải làm gì khi phát hiện bé bị hăm tã? Có cách trị hăm cho...
Trẻ bị hăm nặng không phải là trường hợp hiếm gặp nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Tưởng chừng hăm không gây nguy hiểm gì nặng nề nhưng lại có thể ảnh...
Thuốc trị hăm là phương pháp giúp nhanh chóng loại bỏ triệu chứng hăm da ở trẻ sơ sinh rất được lòng các bà mẹ bỉm sữa bởi tính tiện dụng...
Trẻ bị hăm mông không phải hiện tượng khó gặp. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến con luôn ngứa ngáy, khó chịu và đau rát...
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài tư vấn sản phẩm ELEMIS
Hotline 1:0982.636.036
Hotline 2:0911.636.036
Video giới thiệu sản phẩm
Đăng ký nhận tin
Bạn hãy đăng ký nhận tin để nhận những thông tin bổ ích và chương trình khuyến mãi của chúng tôi nhé
Tin nổi bật
Chất lượng, chính hãng 100%
Tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Luôn có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng
Mua từ 2 hộp sẽ được miễn phí ship trên toàn quốc